Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/CT-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng của Thành phố, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân đã tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều kế hoạch, phương án, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Đặc biệt đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra trên địa bàn Thủ đô, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, tạo ra môi trường thuận lợi để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô còn tiềm ẩn phức tạp; những tháng gần đây, tại một số quận, huyện, thị xã liên tục xảy ra các vụ trọng án nghiêm trọng mà đối tượng gây án hầu hết là lứa tuổi thanh niên, học sinh đã sử dụng trái phép vũ khí và các loại hung khí như dao, mã tấu…, tình trạng đua xe trái phép có tổ chức tái xuất hiện trên các tuyến phố chính, các khu đô thị đông dân cư; một số phần tử vi phạm pháp luật có hành vi lôi kéo, kích động công dân tụ tập đông người đi khiếu kiện không đúng quy định của pháp luật tại khu vực trụ sở các cơ quan Nhà nước và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Thành phố, gây mất trật tự công cộng và an toàn xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do một số cấp chính quyền cơ sở và cơ quan có chức năng chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội; chưa coi trọng đây là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên; việc tổ chức thực hiện chủ yếu chạy theo vụ việc, thiếu kế hoạch, biện pháp cụ thể để duy trì thường xuyên, lâu dài, thiếu kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn; chưa huy động được các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị cùng đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh với các loại tội phạm này.
Để tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, mà trực tiếp là phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tết dương lịch, Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc và bảo vệ các sự kiện chính trị, xã hội diễn ra trên địa bàn Thủ đô, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu:
1. Giám đốc Công an Thành phố:
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã, các lực lượng Công an Thành phố đồng loạt tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt, liên tục với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội;
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình để ngăn chặn, tổ chức điều tra, khám phá, bóc gỡ tận gốc các tụ điểm, ổ nhóm lưu manh chuyên nghiệp, các loại tội phạm nguy hiểm, các đối tượng tàng trữ vũ khí trái phép… Tiếp tục phát động đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội trên phạm vi toàn Thành phố, tập trung vào các địa bàn trọng điểm; kiên quyết truy bắt số đối tượng bị truy nã đang lẩn trốn ngoài xã hội. Nắm chắc địa bàn, có biện pháp ngăn chặn và đấu tranh kịp thời, kiên quyết không để hình thành các ổ nhóm tội phạm “côn đồ”, “hung hãn” có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”;
- Phối hợp với Bộ tư lệnh Thủ đô và các Sở: Văn hóa, thể thao và Du lịch, Thông tin Truyền thông tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát các nhà hàng, vũ trường, các dịch vụ vui chơi công cộng…, kịp thời ngăn chặn hành động của các loại tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội;
- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã có kế hoạch kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm; không để xẩy ra tình trạng cháy, nổ trên địa bàn Thành phố;
- Chỉ đạo công an các quận, huyện tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các mục tiêu trọng điểm, trụ sở các cơ quan đầu não của Trung ương và Thành phố, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Thành phố; có biện pháp xử lý nhanh, giải tán kịp thời tình trạng công dân tụ tập đông người vi phạm pháp luật, gây mất trật tự công cộng tại khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước; nắm chắc tình hình những kẻ chủ mưu thường xuyên kích động, xúi giục công dân tập trung đông người đi khiếu kiện để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuần tra, canh gác; có phương án, biện pháp kiểm soát các đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ để gây án; tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện giao nộp và ký cam kết không tàng trữ trái phép các loại vũ khí quân dụng;
- Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố khẩn trương thực hiện công tác điều tra để đưa các đối tượng phạm tội ra truy tố, xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô:
Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã, các lực lượng dân quân tự vệ, kiểm soát quân sự… phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, tăng cường tuần tra trên các tuyến phố, các khu dân cư, các điểm vui chơi công cộng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức thực hiện tốt các quy định về quản lý, sử dụng các loại vũ khí, chất nổ theo quy định.
3. Giám đốc các sở: Văn hóa thể thao và Du lịch, Thông tin Truyền thông, Tư pháp:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và các vi phạm pháp luật;
- Phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm trong hoạt động của các nhà hàng karaoke, quán ba, vũ trường, các dịch vụ Internet… kiên quyết xử lý, thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm trên địa bàn; tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo huy động cả hệ thống chính trị, các lực lượng, các tầng lớp nhân dân tham gia tổ chức thực hiện tốt công tác này;
- Tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân theo thẩm quyền. Không để tình trạng công dân địa phương mình khiếu kiện vượt cấp lên các cấp Trung ương và Thành phố khi nội dung giải quyết vẫn thuộc thẩm quyền của các quận, huyện, thị xã. Phải theo dõi và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của Thành phố để đưa số công dân của địa phương mình khiếu kiện vượt cấp tại các cơ quan Trung ương và Thành phố về để đối thoại, giải quyết và quản lý tại địa phương theo luật định. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về tình trạng công dân khiếu kiện vượt cấp gây mất trật tự công cộng tại các cơ quan Trung ương và Thành phố.
5. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố:
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Thành phố đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố và đưa các vụ án ra xét xử kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật; xác định những vụ án điểm, tổ chức xét xử lưu động tại xã, phường, thị trấn, nơi đối tượng phạm tội hoặc cư trú để phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe, phòng ngừa tội phạm.
6. Đề nghị Ban tuyên giáo Thành ủy:
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo, đài Thành phố tăng số lượng, chất lượng bài viết, thời lượng phát sóng về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm; đồng thời phê phán, lên án các đối tượng vi phạm pháp luật.
7. Văn phòng UBND Thành phố: Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện nội dung Chỉ thị này. Định kỳ hàng tuần báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố kết quả và đề xuất biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 07/2009/CT-UBND tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm của thành phố Cần Thơ
- 2Thông báo 36/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP, Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội tại thành phố Cần Thơ
- 3Chỉ thị 08/2007/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Chỉ thị 09/2007/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2010 về mở đợt cao điểm huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán Canh dần - 2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Nghị quyết 11/2013/NQ-HĐND về thông qua Đề án nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015, định hướng 2020
- 7Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 9Chỉ thị 21/2002/CT-UB về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản và hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Chỉ thị 07/2009/CT-UBND tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm của thành phố Cần Thơ
- 2Thông báo 36/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP, Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội tại thành phố Cần Thơ
- 3Chỉ thị 08/2007/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Chỉ thị 09/2007/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2010 về mở đợt cao điểm huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán Canh dần - 2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Nghị quyết 11/2013/NQ-HĐND về thông qua Đề án nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015, định hướng 2020
- 7Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 9Chỉ thị 21/2002/CT-UB về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản và hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 25/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/12/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra