- 1Quyết định 41/2000/QĐ-UB về Quy chế tiếp nhận nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan tự quản chuyển giao cho Sở Địa chính Nhà đất quản lý do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị định 60-CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- 3Nghị định 61-CP năm 1994 về việc mua bán và kinh doanh nhà ở
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2004/CT-UB | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ NHÀ, ĐẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước giao cho các tổ chức thuê, sử dụng là khối tài sản quý giá, là thành quả Cách mạng và công sức của Nhân dân qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất được giao quản lý 1.181.805m2 nhà ở, ký hợp đồng cho 46.783 hộ gia đình (không kể 1.800.000m2 nhà đã bán cho 53.874 hộ); 518.589m2 nhà chuyên dùng trên diện tích 677.900m2 đất hợp đồng cho 765 cơ quan, đơn vị thuê làm trụ sở kinh doanh, văn phòng giao dịch và trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp; 4.009 ngôi nhà thuộc diện vắng chủ với diện tích 574.028m2; 4.562 ngôi nhà thuộc diện cải tạo Xã hội chủ nghĩa với diện tích 624.550m2; 373 ngôi nhà thuộc diện công tư hợp doanh với diện tích 59.882 m2. Ngoài ra, hiện nay còn khoảng 1,5 triệu m2 nhà do các cơ quan tự quản, cho khoảng 30.000 hộ gia đình sử dụng chưa bàn giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý theo quy định; Bình quân hàng năm, Thành phố đầu tư bằng ngân sách hàng ngàn căn hộ, bàn giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý để phục vụ công tác di dân, giải phóng mặt bằng, phục vụ các đối tượng chính sách. Việc tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, thực hiện nghĩa vụ khi sử dụng quỹ nhà, đất trên là trách nhiệm của Nhà nước và của các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng.
Trong các năm qua, công tác quản lý quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước đã có chuyển biến tích cực về chất lượng, đã từng bước nắm chắc được quỹ nhà, đất; thường xuyên cải tạo, duy tu, bảo dưỡng; điều chỉnh giá cho thuê phù hợp; nâng cao hiệu quả sử dụng nhà, đất; tăng thu cho ngân sách, tạo điều kiện cho Nhà nước phát triển quỹ nhà, đất.
Tuy nhiên, do những tồn tại trong quản lý quỹ nhà, đất, nhất là thời kỳ trước năm 1999 và những tác động tiêu cực của thị trường hiện nay, công tác quản lý, sử dụng quỹ nhà còn những tồn tại:
- Tình trạng hộ gia đình sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước nhưng không ký hợp đồng thuê nhà, không nộp tiền thuê nhà. Hiện nay có 4.851 hộ chưa ký hợp đồng thuê nhà với diện tích 59.696m2. Hầu hết các hộ gia đình sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan tự quản không ký hợp đồng thuê nhà, không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Nhiều trường hợp đã ký hợp đồng thuê nhà nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Tình trạng chủ hợp đồng thuê nhà tự ý sang nhượng hợp đồng thuê nhà ở, gây khó khăn cho công tác quản lý quỹ nhà, quản lý dân cư, làm thất thu ngân sách Nhà nước khi thực hiện bán nhà theo Nghị định 61/CP.
- Tình trạng các cơ quan, đơn vị sử dụng quỹ nhà, đất chuyên dùng không đúng mục đích cho thuê, tự ý cho thuê lại để thu chênh lệch (do giá cho thuê của Nhà nước thấp) nhất là các vị trí cửa hàng mặt phố, các đơn vị sử dụng nhà có khuôn viên đất rộng.
- Do biến động thị trường nhà, đất, lợi dụng việc Nhà nước có chính sách, quy định thông thoáng trong quản lý hoạt động doanh nghiệp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã tự chuyển nhượng nhà, đất hoặc núp bóng sáp nhập, liên doanh liên kết, cổ phần hóa để sang nhượng, chuyển đổi mục đích nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, dần biến tài sản Nhà nước thành tài sản doanh nghiệp và tư nhân.
- Một vài nơi có tình trạng quỹ nhà ở phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và các đối tượng chính sách do Thành phố đầu tư trực tiếp, các đơn vị được giao làm chủ đầu tư xây dựng xong không bàn giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý, tự ý bố trí sử dụng gây thất thoát, không quản lý sau sử dụng dẫn đến xuống cấp nhanh chóng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự buông lỏng quản lý Nhà nước thời kỳ trước đây; những bất cập trong cơ chế chính sách giá cho thuê nhà, đất; bất cập trong quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân còn kém, việc xử lý của Nhà nước thiếu kiên quyết, chưa dứt điểm.
Để tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu qủa sử dụng quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ thị cho các Sở, ngành và UBND cá quận, huyện, các tổ chức, cá nhân sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước như sau:
1- Đối với quỹ nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý cho thuê.
- Tổng kiểm tra để phân loại, đánh giá (về quỹ nhà, đất, mục đích sử dụng, đối tượng đang sử dụng...) đề xuất phương án quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng theo hướng đầu tư xây dựng lại theo quy hoạch để phát triển quỹ nhà; định giá bán hoặc bán đấu giá các ngôi nhà, cửa hàng mặt phố cho các đơn vị đang thuê sử dụng hoặc các tổ chức, cá nhân khác khai thác sử dụng.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách cho thuê nhà, đất, nhất là chính sách giá phù hợp với chính sách, quy định mới ban hành nhằm phát triển nguồn thu ngân sách, hạn chế việc lợi dụng chính sách giá của Nhà nước để cho thuê lại, thu chênh lệch.
- Kiểm tra, phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất, tự ý chuyển nhượng, chuyển dịch trái phép, lợi dụng việc sáp nhập, chia tách doanh nghiệp nhằm sang nhượng tài sản Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kể từ nay, không cho phép doanh nghiệp đang thuê nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước nhượng bán tài sản để thanh toán công nợ; lấy vốn để phát triển sản xuất; đưa nhà, đất đang thuê của Nhà nước vào phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Các trường hợp đặc biệt phải được sự chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố.
2- Đối với quỹ nhà ở cho các hộ gia đình thuê.
- Tiếp tục rà soát, phân loại các trường hợp được phép bán theo Nghị định 61/CP để có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ bán nhà ở theo quy định; Các trường hợp không được phép bán thì lập kế hoạch di chuyển, tái định cư nhằm ổn định sinh hoạt cho các hộ gia đình, tạo điều kiện để Nhà nước sử dụng quỹ nhà, đất này theo quy hoạch; công bố công khai các trường hợp nhà chung cư cao tầng đã xuống cấp để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng lại, nâng cao điều kiện sinh hoạt cho người dân, phát triển quỹ nhà ở.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy chế sử dụng nhà như: tự chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở; tự cải tạo làm thay đổi hiện trạng nhà; các trường hợp cố tình không ký hợp đồng thuê nhà; không nộp tiền thuê nhà cho Nhà nước theo hướng truy thu nghĩa vụ với Nhà nước, thu hồi lại nhà để cho người khác có nhu cầu thuê, chuyển cơ quan pháp luật xử lý theo quy định của pháp luật.
3- Đối với nhà, đất cơ quan tự quản chưa bàn giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý.
- Rà soát toàn bộ quỹ nhà ở, các khu tập thể do các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố chưa bàn giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý. Tổ chức cho các đơn vị này kê khai đăng ký toàn bộ quỹ nhà, đất. Sau khi kê khai, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện bàn giao toàn bộ quỹ nhà cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quản lý theo quy định tại Quyết định số 41/2000/QĐ-UB ngày 24/4/2000 của UBND thành phố, xong trước ngày 31/12/2004. Sau thời hạn trên, nếu chưa bàn giao, Uỷ ban nhân dân thành phố sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị chủ quản nhà, đất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Trường hợp các đơn vị đã giải thể không còn đầu mối để quản lý thì tổ chức cho các hộ gia đình đang sử dụng nhà, đất kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.
- Trên cơ sở quỹ nhà, đất nhận bàn giao, UBND thành phố sẽ chỉ đạo việc đầu tư, cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư xây dựng lại các khu nhà ở này theo quy hoạch để cải thiện sinh hoạt của nhân dân.
4- Đối với quỹ nhà ở phục vụ tái định cư, giải phóng mặt bằng.
Uỷ ban nhân dân thành phố sẽ ban hành quy định về quản lý, sử dụng quỹ nhà ở tái định cư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ nhà, bố trí tái định cư kịp thời cho các dự án; xây dựng chương trình đầu tư phát triển quỹ nhà ở tái định cư trên địa bàn thành phố đến năm 2010, thực hiện chủ trương xây dựng trước quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác di dân, giải phóng mặt bằng.
5- Giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, các Sở, Ngành có liên quan và UBND các quận, huyện.
- Giao Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất lập kế hoạch tổ chức triển khai Chỉ thị này trước ngày 30 tháng 8 năm 2004.
- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất làm trưởng đoàn. Đoàn viên là đại diện Công an thành phố, Thanh tra thành phố, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, đại diện UBND các quận, huyện nơi kiểm tra để triển khai nội dung 1,2,3.
- Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất khẩn trương trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quy định về quản lý, sử dụng quỹ nhà ở tái định cư; xây dựng chương trình đầu tư phát triển quỹ nhà ở tái định cư đến năm 2010, báo cáo UBND thành phố để xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy.
Tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu qủa sử dụng quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực. Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.
| TM/UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1Quyết định 787/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thực hiện trích nộp, quản lý và sử dụng quỹ đất ở, sàn nhà ở điều tiết từ các dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 về tiếp tục tăng cường biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chú trọng đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3Kế hoạch 297/KH-UBND năm 2022 về khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc và mục đích khác không phải để ở trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 41/2000/QĐ-UB về Quy chế tiếp nhận nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan tự quản chuyển giao cho Sở Địa chính Nhà đất quản lý do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị định 60-CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- 3Nghị định 61-CP năm 1994 về việc mua bán và kinh doanh nhà ở
- 4Quyết định 787/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thực hiện trích nộp, quản lý và sử dụng quỹ đất ở, sàn nhà ở điều tiết từ các dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 về tiếp tục tăng cường biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chú trọng đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6Kế hoạch 297/KH-UBND năm 2022 về khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc và mục đích khác không phải để ở trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chỉ thị 25/2004/CT-UB tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 25/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/08/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Quý Đôn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/08/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực