Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/CT-UBND

Thái Bình, ngày 21 tháng 12 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 (sau đây viết tắt là Luật). Để triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và kiểm dịch thực vật cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chính quyền các cơ sở và những người trực tiếp làm công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật theo quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo, kiến nghị về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đánh giá tác động của công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật đến sản xuất và môi trường;

- Phối hợp với Sở Tư pháp: Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân với nội dung cụ thể, rõ ràng, bảo đảm cho việc thực hiện Luật được thống nhất; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành; kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản thay thế nhằm cụ thể hóa chính sách pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương, thuận tiện trong quá trình thực hiện;

- Tổ chức giám sát, kiểm tra triển khai Luật của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức quán triệt Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và kiểm dịch thực vật đến Ủy ban nhân dân, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường; phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn điều tra, giám sát, quản lý dịch hại thực vật để bảo vệ sản xuất; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì hướng dẫn tiêu hủy thuốc, xử lý bao gói thuốc và phối hợp hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy định về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết các quy định về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong công tác bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật

5. Các sở, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với các đơn vị thuộc ngành, đơn vị quản lý; có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, bảo đảm kịp thời, hiệu quả

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện nghiêm túc và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời, xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, nhân rộng các mô hình tự quản về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Nhận Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai, thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các địa phương, đơn vị, thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện ./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể;
- Báo Thái Bình;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NNPTNT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2015 triển khai thi hành Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật do tỉnh Thái Bình ban hành

  • Số hiệu: 24/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 21/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Nguyễn Hồng Diên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản