Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CT-BYT | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2020 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Dịch bệnh đã bùng phát trở lại trong mùa đông xuân tại nhiều nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia đặc biệt tại khu vực Châu Âu đã phải tái thiết lập việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội. Trong nước, tình dịch bệnh vẫn đang tiếp tục được kiểm soát. Cả nước đã tải qua hơn 80 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng. Mặc dù vậy, các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài dương tính với SARS-CoV-2 vẫn liên tục được ghi nhận trong thời gian vừa qua do đó nguy cơ dịch bệnh xuất hiện vẫn luôn thường trực đặc biệt nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Trong thời gian tới, trong nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện chính trị quan trọng, công tác phòng, chống dịch được yêu cầu đặt trong tình trạng nghiêm ngặt với mức độ an toàn cao nhất. Để tăng cường việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, không để ảnh hưởng sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
3. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tiếp tục thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 của Bộ Y tế; trên cơ sở đó rà soát các vấn đề không an toàn và các nguy cơ tiềm ẩn được phát hiện, xây dựng kế hoạch khắc phục, giải pháp can thiệp nhằm tăng cường năng lực phòng, chống dịch của bệnh viện và cập nhật các tiêu chí an toàn Covid-19 đối với các cơ sở khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế lên bản đồ chung sống an toàn Covid-19.
- Duy trì tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; tiếp tục đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường…
- Tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng và nhân viên y tế; tăng cường tập huấn về công tác xét nghiệm, điều trị, sử dụng trang thiết bị máy thở, máy lọc máu và các thiết bị khác phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn, khám, chữa bệnh; tiếp tục yêu cầu tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đến thăm, chăm sóc phải thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; có hình thức phân luồng ưu tiên đối với người đến khám, điều trị thực hiện việc cài đặt và bật ứng dụng truy vết. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống Covid-19 tại các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện.
- Cập nhật phác đồ điều trị, dự trữ thuốc, vật tư, thiết bị chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19; chuẩn bị cơ sở điều trị dự phòng khi dịch Covid-19 xảy ra trên địa bàn, khi phong tỏa bệnh viện.
4. Đối với các đơn vị y tế dự phòng:
- Thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu; Yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế. Rà soát, kiểm tra chặt chẽ giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 đối với tất cả các trường hợp là chuyên gia nhập cảnh từ nước ngoài.
- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; thực hiện khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế trong khu vực cách ly.
- Chuẩn bị kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng khi có yêu cầu về phòng chống dịch; tổ chức tập huấn, tăng cường đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm, nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm, đáp ứng nhanh khi có tình huống dịch bệnh xảy ra.
- Xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu.
- Phối hợp lấy mẫu xét nghiệm các thực phẩm từ nguồn nhập khẩu trên địa bàn để xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
6. Đối với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tham mưu cho chính quyền địa phương tăng cường chỉ đạo việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố; tiếp tục tham mưu để huy động việc đầu tư nguồn lực, thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi dịch xảy ra trên địa bàn.
- Tiếp tục chỉ đạo quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh; xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định, tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định.
- Chủ động xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản, diễn tập phòng chống dịch theo các tình huống cụ thể khi tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch đối với các địa điểm có nguy cơ cao; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp không thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện, phòng khám tư nhân tuyến huyện, tuyến xã thực hiện ngay việc cung cấp thông tin, cập nhật dữ liệu, khai báo, chấm điểm định kỳ dành cho bản đồ chung sống an toàn với dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có hình thức xử lý đối với các cơ sở không thực hiện, không đảm bảo an toàn.
- Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống lây nhiễm Covid-19 từ nguồn thực phẩm nhập khẩu.
- Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, tuyên truyền thông điệp 5K của Bộ Y tế, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, tránh tâm lý lơ là, chủ quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tham mưu cho chính quyền địa phương việc thực hiện các chế tài xử phạt hành chính với các trường hợp cố tình vi phạm việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Xây dựng, chuẩn bị và triển khai phương án đảm bảo dự trữ đầy đủ vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống Covid-19.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII theo đúng kế hoạch của Bộ Y tế.
7. Đối với các Viện nghiên cứu:
- Tiếp tục rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu các biện pháp chuyên môn kỹ thuật về giám sát, đáp ứng chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình dịch và tiến bộ kỹ thuật của các nước trên thế giới, tiếp tục hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ các địa phương thực hiện các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát phát hiện, khoanh vùng dập dịch, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng bệnh Covid-19, các phương pháp xét nghiệm mới để sàng lọc, xác định SARS-CoV-2; tập trung hợp tác quốc tế với các quốc gia đã có kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng bệnh Covid-19.
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Y tế dự phòng trực tiếp đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế để xem xét chỉ đạo./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 4493/QĐ-BCĐQG năm 2020 về thành lập Tổ an toàn COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành
- 2Công văn 4047/BVHTTDL-ĐT năm 2020 về phòng, chống dịch Covid-19 và phòng, chống bão lụt tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 3Công văn 6030/BYT-KCB năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 1666/TTg-KGVX năm 2020 về tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 4018/GDĐT-VP năm 2020 về đẩy mạnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Công văn 416/BNV-TGCP năm 2021 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng do Bộ Nội vụ ban hành
- 7Công điện 583/CĐ-BYT năm 2021 thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế điện
- 8Công văn 4191/BYT-TT-KT năm 2021 phối hợp điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 9Công văn 5971/BYT-KHTC năm 2021 về làm rõ một số nội dung được quy định tại Nghị quyết 48/NQ-CP và 58/NQ-CP về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 6589/BYT-KCB năm 2021 thực hiện Công điện 1068/CĐ-TTg và bảo đảm duy trì công tác khám chữa bệnh thường quy do Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 3088/QĐ-BYT năm 2020 về Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công điện 1300/CĐ-TTg năm 2020 về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 4493/QĐ-BCĐQG năm 2020 về thành lập Tổ an toàn COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành
- 4Công văn 4047/BVHTTDL-ĐT năm 2020 về phòng, chống dịch Covid-19 và phòng, chống bão lụt tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 5Công văn 6030/BYT-KCB năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 1666/TTg-KGVX năm 2020 về tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 4018/GDĐT-VP năm 2020 về đẩy mạnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Công văn 416/BNV-TGCP năm 2021 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng do Bộ Nội vụ ban hành
- 9Công điện 583/CĐ-BYT năm 2021 thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế điện
- 10Công văn 4191/BYT-TT-KT năm 2021 phối hợp điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 11Công văn 5971/BYT-KHTC năm 2021 về làm rõ một số nội dung được quy định tại Nghị quyết 48/NQ-CP và 58/NQ-CP về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 12Công văn 6589/BYT-KCB năm 2021 thực hiện Công điện 1068/CĐ-TTg và bảo đảm duy trì công tác khám chữa bệnh thường quy do Bộ Y tế ban hành
Chỉ thị 24/CT-BYT năm 2020 về tăng cường thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 24/CT-BYT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/11/2020
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra