BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 236/1997/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 1997 |
VỀ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Thời gian qua, các ngành, các địa phương đã phối hợp với ngành giao thông vận tải thực hiện tốt Nghị định 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, đã đạt được kết quả bước đầu. Người hành nghề trên sông nước và nhân dân sinh sống dọc hành lang của đường thuỷ nội địa đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông nên đã tự tháo dỡ được nhiều đăng đáy, chà nò vó cá, lều quán và các công trình xây dựng trái phép. Luống lạch đã thông thoáng hơn. Song, việc triển khai giải toả trên hành lang Đường thuỷ nội địa chưa được thực hiện triệt để. Đến tháng 5 năm 1997 mới giải toả được 14% các trường hợp lấn chiếm trái phép, chủ yếu là giải toả đăng đáy cá và các chướng ngại vật khác lấn chiếm luống của tầu, thuyền hoạt động. Đặc biệt chưa xác định rõ phạm vi bảo vệ tuyến Đường thuỷ nội địa phù hợp với từng loại sông, kênh và từng địa bàn cụ thể.
Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu:
A- PHẠM VI BẢO VỆ CỦA LUỒNG CHẠY TÀU:
1. Phạm vi theo chiều dài:
a- Đối với sông, rạch: là chiều dài sông rạch từ thượng nguồn ra cửa sông thuộc nội thuỷ Việt Nam.
b- Đối với kênh: là chiều dài thiết kế.
2- Phạm vi theo chiều dài thiết kế.
a- Đối với sông, rạch: là giới hạn giữa hai mép bờ tự nhiên. Trường hợp khó xác định mép bờ tự nhiên có thể lấy mức nước tần suất 5%.
b- Đối với kênh đào: là giới hạn giữa 2 mép bờ thiết kế.
c- Đối với hồ, đầm: là giới hạn mức nước cao nhất của bờ hoặc các đảo nằm dọc hai bên luồng chạy tàu.
Riêng đối với hồ nhân tạo như hồ Hoà Binh, Thác Bà, Trị An... là giới hạn mức nước cao nhất theo thiết kế của hồ.
d- Đối với cửa sông, vịnh: là vùng nước được giới hạn bởi hai hàng báo hiệu đặt tại hai phía của luồng chạy tàu.
3. Hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá được quy định chung như sau:
a- Khu vực ngoài thành phố thị xã, thị trấn, làng mạc, thôn ấp hành làng bảo vệ tính từ mép bờ tự nhiên (đối với sông, rạch, hồ tự nhiên, đàm, phá ven vịnh) hoặc mép bờ thiết kế (đối với kênh, hồ nhân tạo) trở vào tối thiểu là 10m. Đối với cùng bố trí dân cư theo quy hoạch mới thì tối thiểu là 20m.
b- Khu vực trong thành phố thị xã, thị trấn, làng mạc, thôn ấp hành lang bảo vệ tính từ mép bờ tự nhiên (đối với sông, rạch, hồ tự nhiên, đầm, phá ven vịnh) hoặc mép bờ thiết kế (đối với kênh, hồ nhân tạo) tối thiểu là 5m. Đối với vùng bố trí dân cư theo quy hoạch mới thì tối thiểu là 10m.
c- Chiều cao tĩnh không và chiều sâu trong phạm vi bảo vệ của luồng chạy tầu nói trên được quy định tương ứng với các cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa (Tiêu chuẩn Việt Nam phâm cấp đường thuỷ nội địa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành).
B- PHẠM VI BẢO VỆ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KÈ ĐẬP:
1- Đối với kè:
a- Kè lát mái (ốp bờ):
- Phía thượng lưu từ đầu kè trở ngược 100m và phía hạ lưu từ cuối kè trở xuôi 100m.
- Từ đỉnh kè trở vào bở 50m.
- Từ chân kè trở ra sông 20m.
b- Kè mở hàn:
- Từ gốc kè trở vào bờ 50m.
- Từ chân đầu kè trở ra sông 20m.
- Từ chân kè về hai phía thượng và hạ lưu mỗi phía 100m (kể cả cụm kè cũng như kè đơn).
2- Đối với đạp khoá:
- Từ gốc kè phía bờ và đầu kè phía bãi của đập vào mỗi phía 100m và trở về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 200m.
- Từ chân kè của đập về hai phía thượng và hạ lưu mỗi phía 200m.
Vùng nội thành, nội thị, làng mạc, thôn ấp cần phải thay đổi phạm vi bảo vệ công trình kè, đập thì Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương cùng với Bộ Giao thông vận tải xem xét và quy định cho phù hợp với thực tế.
Được giới hạn trong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính và vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố.
1. Đối với đê điều: Phạm vi vùng nước được tính từ ranh giới bảo vệ của đê điều trở ra phía sông, phía biển.
2. Đối với các công trình bắc qua sông, nơi giao cắt hoặc song song với phạm vi bảo vệ của đường sắt, đường bộ trùng với phạm vi bảo vệ của đường thuỷ nội địa phải được phối hợp thống nhất các ngành để xác định phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa phù hợp với thực tế.
Trong quá trình thực hiện, các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) thường xuyên báo cáo về Cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, xử lý.
| Lê Ngọc Hoàn (Đã ký) |
- 1Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông năm 1994
- 2Quyết định 813/2000/QĐ-BGTVT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
Chỉ thị 236/1997/CT-BGTVT về phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 236/1997/CT-BGTVT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/07/1997
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Ngọc Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/1997
- Ngày hết hiệu lực: 20/04/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực