- 1Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2019 về tập trung chỉ đạo thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát tái đàn lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 12 tháng 11 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Hiện nay, tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp; đến 16 giờ ngày 12/11/2021, dịch bệnh đã xảy ra tại 492 hộ, 157 thôn, 51 xã của 12 huyện, thị xã; buộc phải tiêu hủy 2.702 con lợn, trọng lượng 208.018 kg, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ dân và ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của tỉnh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đó là: (1) Công tác phát hiện, tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, xử lý các ổ dịch chưa kịp thời và chưa đúng quy trình kỹ thuật; (2) công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch tại một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, chưa chủ động trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh; (3) Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng tại một số nơi chưa đảm bảo yêu cầu; chưa chủ động bố trí, huy động đầy đủ nhân lực, đặc biệt là cán bộ chuyên môn thú y cơ sở để ứng phó dập tắt dịch bệnh ngay khi mới xuất hiện; (4) Một bộ phận người chăn nuôi chưa nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, vẫn chăn nuôi và tăng đàn, tái đàn khi chưa đủ điều kiện, chưa được phép của chính quyền địa phương, sử dụng con giống chưa rõ nguồn gốc...
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng nêu trên, nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đã chỉ đạo thời gian qua và Công điện số 03-CĐ/TU ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng thời, tổ chức thực hiện ngay các nội dung sau:
1. Các cấp, các ngành phải đề cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan tham mưu theo phương châm “huyện giữ huyện”, “xã giữ xã”, “thôn giữ thôn”, “hộ giữ hộ”; trách nhiệm trong việc giám sát dịch bệnh, phải nắm chắc số lợn mắc bệnh, số lợn tiêu hủy, quy trình tiêu hủy, công tác vệ sinh phòng dịch, tiêu độc, khử trùng, thức ăn chăn nuôi,… của từng hộ chăn nuôi, từng thôn, bản. Hằng ngày, các thôn, bản phải báo cáo xã, phường, thị trấn; các xã, phường, thị trấn phải báo cáo kịp thời các huyện, thị xã, thành phố; Phòng Nông nghiệp (hoặc Kinh tế) Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phải nắm chắc tình hình, tham mưu cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các nội dung liên quan đến dịch bệnh để tổng hợp, báo cáo, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch của Chủ tịch UBND tỉnh, không để bị động bất ngờ.
Yêu cầu UBND cấp huyện phải tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh của cấp xã; UBND cấp xã phải tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh của các thôn; các thôn phải thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các hộ dân. Nơi nào để dịch bệnh bùng phát do lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch thiếu quyết liệt, trách nhiệm không cao phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, cần thiết phải đình chỉ công tác, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
2.1. Tăng cường chỉ đạo, quản lý chặt chẽ công tác tiêu hủy lợn bệnh, đảm bảo đúng quy trình, quy định và theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: thành lập đội tiêu hủy, lựa chọn vị trí tiêu hủy, cách thức vận chuyển, tiêu độc, khử trùng...; trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, phải chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định, tuyệt đối không để việc phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi làm lây lan dịch bệnh Covid-19.
2.2. Bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y các cấp, lực lượng tiêu độc khử trùng, điều kiện về vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch; triển khai ngay Tháng tổng vệ sinh, sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh ở các cơ sở chăn nuôi, các hộ có dịch và những nơi tiêu hủy lợn theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không tiêu độc, khử trùng ở những nơi không cần thiết để tiết kiệm hóa chất cho công tác phòng, chống dịch; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc tơ truyền bệnh tại khu vực chăn nuôi; phấn đấu dập tắt và công bố hết dịch trên địa bàn toàn tỉnh trước ngày 05/12/2021.
2.3. Tập trung chỉ đạo, tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tái đàn, tăng đàn, công tác nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng; công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào địa bàn theo đúng Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 17/6/2019, Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 04/11/2019 và Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 21/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh; duy trì trực nghiêm ngặt 24/24 giờ ở các trạm, chốt kiểm dịch động vật cấp tỉnh và chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động cấp huyện, cấp xã, thôn, bản (địa phương nơi có dịch). Đây là giải pháp thiết thực nhất, hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
2.4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ lợn, nhất là công tác lấy mẫu xét nghiệm để tiêu thụ lợn khỏe mạnh đến tuổi xuất bán tại các xã có dịch nhằm giảm áp lực dịch bệnh và thiệt hại về kinh tế.
2.5. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi về biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chăn nuôi của các hộ; vận động các hộ ký cam kết về chăn nuôi an toàn sinh học; trường hợp các hộ không đủ điều kiện về chăn nuôi an toàn sinh học mà vẫn tái đàn, khi xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì không được hỗ trợ thiệt hại từ nguồn ngân sách Nhà nước.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, trọng tâm là các điều kiện để tái đàn, tăng đàn, chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát vận chuyển lợn giống vào địa bàn tỉnh; tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
4. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức điều tra, ngăn chặn và thực hiện bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, vận chuyển trái phép theo quy định của pháp luật; các đối tượng thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh gây hoang mang, mất ổn định xã hội và ảnh hưởng đến giá cả trên địa bàn tỉnh.
5. Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác quản lý thị trường nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh trái phép, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y làm lây lan dịch bệnh.
6. Sở Tài chính chủ động tham mưu, cân đối nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đề xuất của các đơn vị, đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch được triển khai có hiệu quả.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tính chất nguy hiểm và tác hại của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức, hộ chăn nuôi và Nhân dân, đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
8. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây lan từ động vật sang người tổ chức các đoàn công tác đi đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương được giao phụ trách, chỉ đạo, nhất là tại các địa phương đang có dịch; kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đề xuất biện pháp khắc phục, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp) trước ngày 15/11/2021.
9. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là các tổ chức, hộ gia đình chăn nuôi lợn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các nội dung của Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi năm 2021 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 2591/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021-2025
- 1Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2019 về tập trung chỉ đạo thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát tái đàn lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025
- 3Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi năm 2021 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 2591/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021-2025
Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2021 về tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 23/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Đức Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực