Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UBND | Phú Yên, ngày 18 tháng 9 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG PHÁ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN ĐỂ NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian vừa qua, tại một số địa phương ven biển như xã Hòa Hiệp Bắc, xã Hòa Hiệp Nam, thị trấn Hòa Hiệp Trung huyện Đông Hòa; xã An Ninh Đông, xã An Mỹ huyện Tuy An xảy ra tình trạng một số tổ chức, cá nhân tự ý chặt phá rừng phi lao (dương) ven biển, phá vườn, xây dựng các ao nuôi tôm trái phép, phá vỡ chức năng rừng phòng hộ ven biển đã làm cho nước biển dễ dàng xâm thực sâu vào đất liền; hiện tượng mặn hóa nguồn nước ngọt ngầm đã xảy ra và gây ô nhiễm môi trường; tình trạng buông lỏng quản lý, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm về bảo vệ môi trường, khai thác nước ngầm xảy ra nhiều nơi, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Để kịp thời chấn chỉnh tình hình trên, Chủ tịch UBND Tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố ven biển, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau đây:
1. Nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá rừng phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm. Chính quyền địa phương nào không kiên quyết xử lý ngăn chặn để phát sinh diện tích ao nuôi mới thì Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố nơi đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh về việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch rừng ven biển.
2. UBND huyện Đông Hòa: Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Ban An toàn Giao thông Tỉnh tổ chức kiểm tra, xác định toàn bộ diện tích rừng phòng hộ bị phá để làm hồ nuôi tôm trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông của đường Hùng Vương; đồng thời xác định thời gian bắt đầu xây dựng hồ nuôi tôm lấn chiếm, lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành xử lý vi phạm theo pháp luật quy định, lưu ý quy định rõ thời gian giải tỏa để trả lại mặt bằng hành lang cho đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian thực hiện xong trong tháng 10/2014.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển: Chỉ đạo UBND cấp xã, phường tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị này đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết để thực hiện; đồng thời chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện tăng cường kiểm tra diện tích rừng phòng hộ ven biển, có biện pháp xử lý nghiêm các hộ nuôi tôm trái phép; tuyệt đối không để tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý đào ao nuôi tôm trái phép tiếp tục xảy ra trên địa bàn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, quản lý nuôi trồng thủy sản; chỉ đạo trồng và quản lý rừng phòng hộ ven biển; phối hợp với các địa phương quản lý thực hiện đúng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của UBND Tỉnh đã phê duyệt.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quy hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, các trường hợp vi phạm về xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xả thải không qua xử lý ra môi trường theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, Báo Phú Yên có kế hoạch tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, phản ánh kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ rừng; đồng thời phản ánh những vụ tiêu cực góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và Thủ trưởng các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, thường xuyên nắm tình hình, báo cáo UBND Tỉnh để chỉ đạo./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 937/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 6220/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 3Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về mức chi cho tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Kế hoạch 599/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”
- 1Quyết định 937/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 6220/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 3Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về mức chi cho tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Kế hoạch 599/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”
Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2014 ngăn chặn tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 23/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Phạm Đình Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra