THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2007/CT-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 |
Mười tháng đầu năm 2007, kinh tế nước ta tiếp tục phát triển với tốc độ cao, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Tuy nhiên, thị trường thế giới có nhiều biến động khó lường, giá nhiều loại hàng hoá mà chúng ta phải nhập khẩu tăng cao; bão, lũ liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại lớn cho nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Bắc; dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tuy đã được kiểm soát, song đã gây nên nhiều thiệt hại và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại; khả năng hấp thụ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa tốt... đã ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cung cầu và biến động giá cả, thị trường trong nước.
Nhằm bảo đảm bình ổn giá cả, thị trường, thúc đẩy sản xuất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2007 và nhiều văn bản triển khai các biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường. Các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Với các biện pháp quyết liệt, việc kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường bước đầu đã đạt kết quả: chỉ số giá hàng hoá tiêu dùng tháng 8 và tháng 9 năm 2007 đã giảm dần so với các tháng trước, tuy nhiên chỉ số giá hàng hoá tiêu dùng tháng 10 năm 2007 tiếp tục tăng cao, nếu không thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa, mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ rất khó khăn.
Để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế tăng giá, bình ổn thị trường, đồng thời phục vụ tốt Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
Các Bộ quản lý ngành hàng trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc các doanh nghiệp chủ động thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo đảm đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu với giá cả hợp lý các loại hàng hoá, nhất là các mặt hàng: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh.
Bộ Tài chính tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2007, 2008 để tham gia hút bớt tiền về, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành thực hiện các biện pháp đẩy mạnh giải ngân cho các dự án đầu tư của Nhà nước để tăng cường khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế.
a) Triển khai ngay việc thúc đẩy sản xuất, chuẩn bị lượng hàng hóa, dịch vụ phục vụ tết Nguyên đán, nhất là các mặt hàng: lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo, bia, rượu, quần áo, văn hóa phẩm, phương tiện đi lại ... để cung ứng hàng hóa, dịch vụ đầy đủ, với giá cả tương đối ổn định trên cơ sở bảo đảm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng; chủ động thực hiện các biện pháp dự trữ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, không gây đột biến giá cả vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán; quan tâm và làm tốt việc cung ứng hàng hóa cho nhân dân các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và các vùng bị hậu quả nặng nề của bão, lũ với giá ổn định trong dịp Tết Nguyên đán;
b) Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường những ngày giáp Tết và sau Tết, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông, buôn bán các mặt hàng cấm như: pháo các loại, đồ chơi nguy hiểm; phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành chức năng ở Trung ương với địa phương trong việc tăng cường kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, các cơ sở giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm theo đúng quy định hiện hành;
c) Có kế hoạch tổ chức tốt Hội chợ Xuân và các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn; mở rộng các mối liên kết, phối hợp với các nhà cung ứng hàng hóa tổ chức các đợt bán hàng khuyến mãi, giảm giá, khai thác thêm nhiều hàng hóa mới và hàng truyền thống để Hội chợ Xuân vừa là nơi mua bán hàng, vừa là điểm giao lưu văn hóa vui chơi lành mạnh, giàu bản sắc dân tộc.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Chỉ thị 02/2006/CT-BYT về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường thuốc năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn số 5604/VPCP-KTTH ngày 14/11/2003 của Văn phòng Chính phủ về việc bình ổn thị trường trong nước
- 3Công văn số 364/VPCP-KTTH về việc xử lý kiến nghị của Bộ Công Thương về giải pháp điều hành giá cả, thị trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 02/2006/CT-BYT về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường thuốc năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 3Công văn số 5604/VPCP-KTTH ngày 14/11/2003 của Văn phòng Chính phủ về việc bình ổn thị trường trong nước
- 4Chỉ thị 18/2007/CT-TTg về biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 5Chỉ thị 06/2007/CT-NHNN về đảm bảo khả năng thanh toán và kiểm soát tổng phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Công văn số 364/VPCP-KTTH về việc xử lý kiến nghị của Bộ Công Thương về giải pháp điều hành giá cả, thị trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 23/2007/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 23/2007/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/10/2007
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 768 đến số 769
- Ngày hiệu lực: 25/11/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực