ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/CT-UBND | Ninh Bình, ngày 02 tháng 11 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội quan tâm, hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện, đặc biệt sự ra đời của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật ATTP đã thay đổi căn bản nguyên tắc quản lý về ATTP, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; công tác bảo đảm ATTP đã có những bước chuyển biến tích cực, đáng khích lệ; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATTP của cộng đồng ngày một nâng cao.
Tuy vậy, tình trạng vi phạm về ATTP vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 379 người mắc.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quản lý ATTP có lúc, có nơi còn chủ quan, chưa thường xuyên, nhất là tại tuyến huyện, tuyến xã; kiểm soát chưa chặt chẽ các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công, đặc biệt trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ; một bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống...
Để khắc phục những tồn tại nêu trên và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tiếp tục đề cao trách nhiệm trong công tác quản lý ATTP theo phân cấp quản lý của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản và quy định hiện hành của tỉnh về phân công, phân cấp quản lý ATTP phù hợp yêu cầu thực tiễn.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP tới từng cơ sở và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Huy động phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền thích hợp để giáo dục, hướng dẫn nhân dân về vệ sinh ăn uống, vệ sinh chế biến thực phẩm; thông tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về ATTP, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm về ATTP.
3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với lĩnh vực, đối tượng, sản phẩm được phân công quản lý, giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP. Ưu tiên bổ sung nhân lực, trang thiết bị, kinh phí cho cơ quan thực hiện công tác quản lý ATTP thuộc ngành để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
4. Các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội
4.1. Sở Y tế
Thực hiện tốt công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực phụ trách; tăng cường công tác bảo đảm ATTP đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, nhất là tại các khu công nghiệp, trường học, khu du lịch, lễ hội và các sự kiện lớn tổ chức trên địa bàn.
Duy trì hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm từ tỉnh đến thôn, xóm; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nguy cơ và biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh do ăn uống gây ra; hướng dẫn xây dựng bữa ăn an toàn, đầy đủ dinh dưỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.
4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện tốt công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm thuộc lĩnh vực phụ trách. Tập trung kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm; kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Đồng thời làm tốt công tác phòng chống bệnh, dịch cho vật nuôi, cây trồng, nhất là các bệnh, dịch có khả năng lây truyền từ gia súc, gia cầm, thủy cầm sang người.
4.3. Sở Công thương
Thực hiện tốt công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm thuộc lĩnh vực phụ trách. Tập trung kiểm soát, ngăn chặn tối đa đối với hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, gian lận thương mại, thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhập lậu, thực phẩm không đảm bảo an toàn; quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017.
4.4. Công an tỉnh
Chỉ đạo, nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm ATTP, điều tra, truy tố, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ATTP theo quy định của pháp luật.
4.5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ và học sinh; chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống trong trường học và các cơ sở chăm sóc trẻ.
4.6. Các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát về ATTP; đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng ATTP.
5. UBND các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm về bảo đảm ATTP trên địa bàn; xác định việc bảo đảm ATTP là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác ATTP; chủ động tổ chức lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn.
- Lãnh đạo UBND các cấp từ huyện đến xã phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức quán triệt nghiêm túc, xây dựng kế hoạch và tổ chức, thực hiện Chỉ thị này; hằng năm có trách nhiệm đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị gửi về Sở Y tế trước ngày 15/12 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 về việc tiếp tục đấy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 về việc tiếp tục đấy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu
- 5Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 22/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Văn Điến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực