Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2006/CT-UBND

Đồng Hới, ngày 05 tháng 7 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Đào tạo nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm bảo đảm yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm qua, mặc dù trong điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh ta còn nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, công tác dạy nghề cho người lao động bước đầu đã được quan tâm và thu được một số kết quả đáng phấn khởi. Đến năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 21,5% so với tổng số lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 11% tăng, tăng 5,2% so với năm 1999, bình quân mỗi năm tăng hơn 1%. Tuy nhiên, so với yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở tỉnh ta còn rất thấp.

Để đảm bảo mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo ở tỉnh ta đạt 40%, trong đó đào tạo nghề đạt 22% theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyền truyên sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề nhằm không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác dạy nghề, học nghề; xây dựng cộng đồng trách nhiệm trong sự nghiệp phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề công lập hiện có của tỉnh, trong đó tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề trọng điểm để tăng quy mô đào tạo ít nhất mỗi năm đào tạo được 10.000 đến 10.500 người. Đồng thời có kế hoạch kêu gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác dạy nghề, thực hiện tốt xã hội hoá công tác đào tạo nghề theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục, thể thao.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chỉ đạo các trung tâm đào tạo nghề tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, ngành nghề đào tạo phù hợp với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động tích cực học nghề của người lao động. Có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, bảo đảm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy nghề theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục dạy nghề.

- Chủ trì, phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Quy hoạch phát triển dạy nghề và Đề án Xã hội hoá dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố kiện toàn hệ thống quản lý công tác dạy nghề từ tỉnh đến huyện, thành phố theo quy hoạch của tỉnh; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

4. Các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt chính sách ưu đãi về dạy nghề, học nghề; tạo điều kiện cho người lao động thuộc diện chính sách, diện người nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, bộ đội xuất ngũ... vào học nghề. Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh với các trường đào tạo nghề của các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đào tạo được nhiều nghề mới phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện đa dạng hoá ngành nghề đào tạo.

5. Đề nghị các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh như Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh... hướng dẫn, tạo điều kiện cho các thành viên của tổ chức mình lựa chọn hình thức học nghề phù hợp; quan tâm giúp đỡ các thành viên trong quá trình học nghề và tìm việc làm.

Nhận được Chỉ thị này yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ các nội dung trên triển khai thực hiện có hiệu quả. Các cơ quan báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Chị thị này trên các phương tiện thông tin đại chúng./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động - TB&XH);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Uỷ ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ban Pháp chế - HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Sở Tư Pháp;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Quảng Bình;
- Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
- Lưu VT - NCVX.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 22/2006/CT-UBND đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu: 22/2006/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 05/07/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Trần Công Thuật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 06/08/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản