Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/CT.UB | TX Vĩnh Long, ngày 08 tháng 11 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được Chính phủ quy định trong Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 2003 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông tư 03/2003/TT-BKH ngày 19 tháng 5 năm 2003 về hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Thời gian qua công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc, một phần do đây là công việc còn mới mẻ, một phần do các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và chủ đầu tư chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ, chưa thấy rõ những lợi ích và sự cần thiết khi thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư nên còn ít quan tâm, chưa chủ động thực hiện.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên và thực hiện nghiêm túc Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đầu tư và xây dựng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị :
1./ Tất cả các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều phải thực hiện công tác lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
- Việc xin điều chỉnh dự án đầu tư chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã có báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư của quý trước, khối lượng phát sinh xảy ra trong quý, chủ đầu tư phải lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư để làm cơ sở xin chủ trương điều chỉnh dự án.
2./ Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của các sở, ban ngành, huyện, thị xã, các chủ đầu tư, Giám đốc sở chịu trách nhiệm:
- Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trên địa bàn theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với sở Tài chính, sở Xây dựng, sở quản lý ngành và Ủy ban nhân dân huyện, Thị xã có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá các dự án đầu tư do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư và các dự án nhóm C do sở Kế hoạch và Đầu tư được Ủy quyền quyết định đầu tư.
Tùy tính chất của từng dự án đầu tư , Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành và huyện, thị xã liên quan cử cán bộ, chuyên gia tham gia giám sát, đánh giá dự án dưới hình thức thành lập các tổ công tác liên ngành; hoặc có văn bản hỏi ý kiến các sở, ban ngành và huyện, thị xã; hoặc mời các tổ chức tư vấn, chuyên gia có đủ năng lực chuyên môn về các lĩnh vực liên quan tham gia.
- Tham gia giám sát, đánh giá dự án nhóm A với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi có yêu cầu.
- Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ-Ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của tỉnh nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
- Đề xuất việc cân đối và ghi vốn đầu tư XDCB theo đúng quy định, đồng thời không trình Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh dự án, ghi kế hoạch bổ sung vốn đầu tư đối với những dự án không thực hiện đầy đủ quy định về giám sát, đánh giá đầu tư.
- Lập và tổng hợp danh mục các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn đầu tư và xây dựng, đơn vị thi công, đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị có vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, kiến nghị kịp thời hình thức xử lý vi phạm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3./ Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường :
- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo về quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, phát hiện những vi phạm, vướng mắc, khó khăn, đề xuất những cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng, khai thác hợp lý và có hiệu quả đất đai các dự án đầu tư của tỉnh và đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn quy định.
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh việc đền bù, giải phóng mặt bằng và lập thủ tục giao cấp quyền sử dụng đất cho các dự án, có biện pháp cương quyết thu hồi đất được giao nhưng chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định để giải phóng quỹ đất của tỉnh.
4./ Giám đốc sở Xây dựng :
- Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư về quản lý xây dựng và chất lượng công trình của tất cả các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh theo quy định, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh và xử lý.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp khả thi để thực hiện tốt việc quản lý xây dựng và chất lượng công trình của tỉnh.
5./ Cơ quan quản lý, cấp phát vốn và cho vay đầu tư (sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tài chính tín dụng):
- Báo cáo giám sát, đánh giá quá trình giải ngân các dự án do mình cấp phát theo quy định, phát hiện những phát sinh và đề xuất các kiến nghị, biện pháp giải quyết.
- Không cấp phát vốn cho những dự án không thực hiện đầy đủ quy định về giám sát, đánh giá đầu tư.
6./ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Thị xã :
- Chủ trì và phối hợp với Sở quản lý ngành có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá các dự án theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh tại Nghị quyết số 37/2003/NQ-HĐND K6 ngày 9 tháng 1 năm 2003.
- Tổ chức thực hiện và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi địa phương thuộc quyền quản lý theo chế độ quy định.
7./ Các chủ đầu tư dự án :
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A, B, C do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý của mình , phát hiện và xử lý những sai phạm của tổ chức tư vấn, đơn vị thi công về tiến độ, chất lượng và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng nội dung và tiến độ quy định.
- Dự án sau khi có quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, thời gian triển khai thực hiện dự án (tại trụ sở HĐND & UBND Phường-Xã nơi thực hiện dự án đầu tư) để người dân tham gia giám sát.
8./ Trách nhiệm của các sở, ban ngành, huyện, thị xã, chủ đầu tư:
- Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư hoặc không báo cáo theo quy định.
- Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình; phải báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong các hoạt động đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình, phải báo cáo trung thực, kịp thời, đầy đủ theo thời gian và nội dung quy định.
9./ Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
- Đối với chủ đầu tư:
Định kỳ 3 tháng một lần chủ đầu tư phải gởi báo cáo (theo biểu mẫu số 4, 5, 6, 7 tùy vào giai đoạn thực hiện của dự án) vào ngày 25 của tháng cuối quý, báo cáo gởi cho cơ quan quản lý cấp trên, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở chuyên ngành.
- Đối với các Sở, Ban ngành, huyện, thị xã:
- Định kỳ 3 tháng một lần gởi báo cáo tổng hợp (theo mẫu số 3) về sở Kế hoạch & Đầu tư trước ngày 30 của tháng cuối quý. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10 của tháng đầu quý sau.
- Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, gởi Báo cáo (theo mẫu số 2) về sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 05 tháng 7(báo cáo 6 tháng) để UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 7.
- Trước ngày 30 tháng 12 hàng năm gởi báo cáo (theo mẫu số 1) về sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp Báo cáo năm và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10 tháng 01 năm sau, để UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 01.
+ Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể báo cáo bất thường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh khi thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư cho Bộ-Ngành chủ quản, phải đồng thời gửi báo cáo cho sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh để tổng hợp.
10./ Tổ chức thực hiện:
- Các Sở, Ban ngành, huyện, thị xã tổ chức thực hiện ngay từ quý IV năm 2004 và có báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Sở, Ban ngành, huyện, thị xã, chủ đầu tư gởi ý kiến về Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH |
- 1Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 1914/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 68/2016/QĐ-UBND Quy định công tác giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 2Thông tư 03/2003/TT-BKH hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Nghị quyết 37/2003/NQ-HĐNDK6 phê chuẩn phân cấp quản lý đầu tư và các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Quyết định 1914/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 68/2016/QĐ-UBND Quy định công tác giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chỉ thị 21/CT.UB năm 2004 về tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 21/CT.UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/11/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Trương Văn Sáu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/11/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra