Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2005/CT-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ BÌNH ỔN GIÁ CẢ
Ngày 03 tháng 7 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 39/2005/QĐ-BTC về giá định hướng xăng, dầu năm 2005, đây là lần điều chỉnh thứ hai trong năm 2005, giá xăng, dầu đã tăng 1.130 – 1.650 đồng/lít (17-35%).
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2005 tại thành phố tăng 5,6%, bình quân tăng 0,77%/tháng, tuy có chậm hơn so với cùng kỳ năm 2004 (7,18%) nhưng vẫn ở mức cao so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (dưới 6,5%/năm). Do vậy, nhiệm vụ cấp bách, quan trọng đặt ra đối với các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất kinh doanh là phải tăng cường công tác quản lý thị trường, có các biện pháp cụ thể (hành chính, kinh tế), không để xảy ra hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh giá xăng, dầu để tăng giá sản phẩm không hợp lý. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện tốt các công việc sau đây:
- Thực hiện triệt để chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 476/VPCP-KTTH ngày 02 tháng 7 năm 2005 và Công điện ngày 03 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài chính là tiết kiệm xăng, dầu, đặc biệt các cơ quan phải giảm 10% chi phí xăng, dầu.
- Sở Thương mại, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Sàigòn-Coop, các doanh nghiệp nhà nước tập trung khai thác nguồn hàng lương thực, thực phẩm đủ để cung ứng can thiệp vào thị trường.
- Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phải có các giải pháp cải tiến công nghệ, tìm biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên, nhiên vật liệu (bao gồm cả chi phí xăng, dầu)…, phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để hạn chế ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá xăng, dầu, cố gắng ổn định giá bán sản phẩm ra thị trường.
- Thành lập Tổ kiểm tra liên ngành Tài chính, Thương mại, Quản lý thị trường và Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng triển khai ngay công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện những hành vi cố ý găm hàng, bán xăng, dầu sai chỉ đạo, pha trộn giữa các chủng loại, cân đong thiếu hụt. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc điều chỉnh giá xăng, dầu để tăng giá và liên kết tăng giá hàng hóa, dịch vụ không hợp lý, đặc biệt là những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống nhân dân và những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu là đầu vào của nhiều ngành sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giá cả thị trường theo đúng quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 17/2006/CT-UBND về bình ổn giá cả do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 28/2006/CT-UBND về bình ổn giá cả do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 08/2011/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2011 tăng cường biện pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1Quyết định 39/2005/QĐ-BTC về giá bán định hướng xăng, dầu năm 2005 do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Chỉ thị 17/2006/CT-UBND về bình ổn giá cả do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 28/2006/CT-UBND về bình ổn giá cả do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2011 tăng cường biện pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012 do tỉnh Phú Thọ ban hành
Chỉ thị 21/2005/CT-UBND về bình ổn giá cả do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 21/2005/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/08/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Hữu Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra