Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2/CT-UBND | Bắc Giang, ngày 04 tháng 02 năm 2024 |
Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE), phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em luôn được các cấp, các ngành và địa phương của tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục và bị tử vong do tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra. Năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 35 vụ tai nạn, thương tích làm tử vong 32 trẻ em, trong đó có 26 trẻ em tử vong do đuối nước; 32 vụ việc có liên quan đến xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý. Nguyên nhân do một số chính quyền cơ sở có dấu hiệu lơ là, chủ quan, chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với công tác BVCSTE, phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em tại địa phương. Công tác tuyên truyền, giáo dục về nội dung này còn nhiều hạn chế. Một số địa phương chưa thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo vụ việc trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tử vong do tai nạn thương tích xảy ra trên địa bàn. Kinh phí bố trí cho hoạt động BVCSTE chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Gia đình còn buông lỏng, không quản lý, giám sát chặt chẽ con em mình. Bản thân trẻ em thiếu kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước…
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác BVCSTE; phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em; giảm tối đa tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, đuối nước; đồng thời thực hiện có hiệu quả Thông báo số 27/TB-VPCP ngày 24/01/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại phiên họp thường kỳ của Uỷ ban Quốc gia về trẻ em năm 2023; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, trẻ em bị đuối nước; tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp trong tỉnh, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em; hàng năm cung cấp các tài liệu tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em cho các địa phương, các trường học trên địa bàn để thực hiện tốt công tác tuyên truyền; tăng cường tuyên truyền, quảng bá Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và đường dây nóng tỉnh Bắc Giang 1800599931.
- Tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, giám sát công tác BVCSTE; phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em tại địa phương, cơ sở theo định kỳ và đột xuất.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý cho trẻ em và người thân trẻ em trong trường hợp bị bạo lực, bị xâm hại; kịp thời phối hợp với các ngành, các địa phương có biện pháp can thiệp, trợ giúp khi phát hiện các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào công tác thống kê, cập nhật thông tin về trẻ em; chủ động ngăn chặn hoạt động xâm hại trẻ em trên không gian mạng; chú trọng phát triển, phổ biến các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ, ứng cứu trẻ em khi có nguy cơ bị xâm hại…
- Chủ động tham mưu chính quyền các cấp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ quan, đơn vị; sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại trong các vụ tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.
- Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan để xử lý, khắc phục, giải quyết; khuyến khích việc lắp đặt camera để theo dõi việc quản lý trẻ em trong các cơ sở mầm non.
- Chỉ đạo các nhà trường phối hợp với gia đình tăng cường công tác tư vấn tâm lý, giáo dục kiến thức về giới và kỹ năng phòng, tránh bạo lực học đường, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em; bố trí tiết học ngoại khóa về nội dung phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em; đẩy mạnh công tác đào tạo bơi an toàn cho học sinh trong trường học; quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè để đảm bảo an toàn cho trẻ em.
12. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về trẻ em và lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình khác có liên quan của địa phương; tổ chức kiểm tra hoạt động Ban điều hành BVCSTE và Nhóm công tác liên ngành cấp xã; phát hiện kịp thời các vụ việc xâm hại trẻ em, có biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo lực, xâm hại,... đảm bảo cho các em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; thường xuyên rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em, cụ thể như làm rào chắn, biển cảnh báo tại hố nước, hồ, ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, các công trình đang thi công...
- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục, tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã, thôn, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em; đặc biệt quan tâm đến các gia đình có trẻ em rơi vào HCĐB và nguy cơ rơi vào HCĐB, gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có cha, mẹ đi làm ăn xa, gia đình có vấn đề xã hội...; đồng thời thường xuyên theo dõi, thống kê tình hình trẻ em có HCĐB, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại, trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích, đuối nước để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời.
- Bố trí đủ nguồn lực (con người và kinh phí) để đáp ứng nhiệm vụ BVCSTE ở các cấp, chú trọng nguồn nhân lực bảo vệ trẻ em cấp cơ sở; phát huy vai trò, cách làm sáng tạo của các tổ chức, đoàn thể trong công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; ưu tiên nguồn lực và vận động xã hội để xây dựng, lắp đặt bể bơi, hồ bơi tại các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là trường học để triển khai việc dạy bơi cho trẻ em, học sinh; chỉ đạo xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra vụ việc trẻ em bị bạo hành, xâm hại, đuối nước do nguyên nhân thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý.
- Thực hiện báo cáo đột xuất về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) khi xảy ra vụ việc và báo cáo định kỳ theo quy định.
Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, báo cáo tình hình kết quả thực hiện Chỉ thị cùng với báo cáo công tác BVCSTE của đơn vị, địa phương gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trong nội dung báo cáo công tác BVCSTE của ngành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 1601/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2021–2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường thực hiện biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và công tác phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 1530/KH-UBND năm 2024 phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025
- 6Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2024 tăng cường giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật trẻ em 2016
- 2Kế hoạch 1601/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2021–2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường thực hiện biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và công tác phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Thông báo 27/TB-VPCP năm 2024 Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về Trẻ em năm 2023 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Kế hoạch 1530/KH-UBND năm 2024 phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2024 tăng cường giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chỉ thị 2/CT-UBND năm 2024 tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Số hiệu: 2/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/02/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra