Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199-TTg | Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị và khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Việc thải bỏ một cách bừa bãi các chất thải không hợp vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, trong khi đó công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là chất thải) còn rất yếu kém, thể hiện ở các mặt sau đây:
- Hiện nay, tỷ lệ thu gom chất thải trong cả nước mới đạt khoảng 50% tổng lượng chất thải.
- Đa số các tỉnh và thành phố chưa có quy hoạch xử lý chất thải; các bãi chôn chất thải chưa theo đúng quy cách bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Các chất thải chưa được phân loại; chất độc hại và chất thải sinh hoạt vẫn được tập trung và chôn tại cùng một điểm.
- Chưa có các biện pháp công nghệ và thiết bị phù hợp để xử lý các chất thải độc hại do các xí nghiệp và bệnh viện thải ra.
Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, các Ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các công việc sau đây:
1. Các Bộ, ngành, địa phương có chức năng quản lý liên quan đến chất thải cần kiểm điểm trách nhiệm của mình trong sự chỉ đạo về quản lý và đề ra các chương trình, các biện pháp thiết thực đối với công tác quản lý chất thải, giữ gìn môi trường đô thị trong sạch. Trước mắt cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
a. Quản lý việc phát sinh, thu gom vận chuyển chất thải
- Hạn chế và tiến tới cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện... cũng như các hộ gia đình đổ chất thải ra sông, hồ, đường phố. Kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm việc thải và vận chuyển các chất thải theo đúng các quy định vệ sinh môi trường. Các vi phạm đều bị xử lý theo Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định có liên quan của Việt Nam.
- Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu huỷ. Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
- Vận động thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xoá bỏ các thói quen xấu như vứt rác thải, chất thải bừa bãi... ở các đô thị; tuân theo các quy định cụ thể về vệ sinh môi trường đô thị.
b. Quản lý việc xử lý, tiêu huỷ chất thải
- Tiến hành việc quy hoạch xây dựng các bãi chôn chất thải theo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương.
- Áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu huỷ chất thải phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, trước hết là chất thải công nghiệp độc hại và chất thải bệnh viện để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải cũ gây ra.
2. Tổ chức thực hiện
a. Bộ Xây dựng chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch và phát triển đô thị của các địa phương theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, có văn bản hướng dẫn, lập dự án quy hoạch các bãi chôn chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp.
b. Bộ Công nghiệp chỉ đạo kiểm tra, giám sát và thực hiện các biện pháp để các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện nhiêm túc các quy định về quản lý chất thải công nghiệp, buộc phải có các phương tiện và hợp đồng xử lý đối với các đơn vị có chức năng xử lý chất thải để xử lý một cách hợp lý lượng chất thải phát sinh trong sản xuất; tổ chức thống kê và đánh giá các loại chất thải của ngành công nghiệp, đặc biệt là chất thải độc hại.
c. Bộ Y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp buộc các bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở dịch vụ y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải bệnh viện. Đặc biệt chú trọng xử lý các chất thải có thể gây nguy hại tới sức khoẻ con người như các bệnh phẩm, băng gạc, kim tiêm...
d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: Căn cứ vào kế hoạch hàng năm và dài hạn của các Bộ, ngành và các địa phương về quản lý chất thải, cân đối các nguồn vốn và bảo đảm các điều kiện cần thiết, kể cả các nguồn vốn từ nước ngoài, để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch quản lý chất thải.
đ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi về vốn để các cơ sở sản xuất đầu tư cho các công trình xử lý chất thải, về chế độ thuế nhập khẩu và thủ tục giám định công nghệ cho các máy móc, trang thiết bị xử lý chất thải.
e. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về quản lý chất thải đô thị và thực hiện các biện pháp để các thành phố, thị xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ về vệ sinh môi trường.
g. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp quy về quản lý vệ sinh môi trường qua các chương trình phát thanh, truyền hình và trên báo chí, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người dân về vấn đề quản lý chất thải.
h. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
- Ban hành trong quý II năm 1997 các thông tư hướng dẫn, quy chế về quản lý chất thải, bảo quản và sử dụng các chất độc hại. Phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, quy cách thiết kế cho các loại bãi chứa, nơi chôn rác thải.
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn về quản lý chất thải ở đô thị và khu công nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lựa chọn các công nghệ xử lý các loại chất thải khác nhau.
- Tổng hợp và báo cáo Chính phủ tình hình quản lý chất thải hàng năm trong phạm vi cả nước.
| Nguyễn Khánh (Đã ký)
|
- 1Chỉ thị 23/2005/CT-TTg về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn Chỉ thị 199/TTg về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường-Bộ Xây Dựng ban hành
- 1Chỉ thị 23/2005/CT-TTg về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn Chỉ thị 199/TTg về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường-Bộ Xây Dựng ban hành
Chỉ thị 199-TTg năm 1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 199-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/04/1997
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra