Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND | Ninh Thuận, ngày 25 tháng 12 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS, KẾT NỐI HIỆU QUẢ HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương trong việc đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường Quốc lộ, tuyến đường ven biển đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ; kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường trong tỉnh và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Ninh Thuận với các tỉnh trong cả nước chưa được đầu tư, xây dựng dẫn đến chi phí logistics vẫn còn cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế toàn tỉnh.
Để giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, góp phần tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025. Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cụ thể:
- Khẩn trương rà soát, hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh các loại hình vận tải và dịch vụ vận tải đa phương thức; cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định; hoàn thành nhiệm vụ về đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường sắt.
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống công nghệ thông tin trong các lĩnh vực giao thông vận tải để tham gia triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa, góp phần tạo thuận lợi thương mại và tăng cường khả năng cạnh tranh của tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương rà soát chính sách thuế, phí, giá dịch vụ để tạo thuận lợi cho hoạt động logistics; giảm tối đa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ tại các bến, cảng biển, cảng thủy nội địa, nhà ga,... để giảm thời gian làm thủ tục, thông quan.
b) Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch: Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics; bảo đảm các quy hoạch, kế hoạch giao thông vận tải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các vùng kinh tế trọng điểm và của từng khu vực, địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho trong một tổng thể thống nhất.
c) Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics:
- Tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa, giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường biển, đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.
d) Phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển: Ưu tiên phát triển mạnh vận tải ven biển, vận tải sông pha biển, nhằm vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho đường bộ, đồng thời tận dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên sẵn có về sông, biển để kết nối vận tải hàng hóa giữa hàng hải, đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác.
đ) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng; đề xuất cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách, huy động các nguồn lực để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm về đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm cân đối các nguồn lực phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh và của từng địa phương.
- Tổ chức khai thác tốt kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; cân đối các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách.
- Phối hợp với các địa phương liên quan thu hút nguồn lực (ngân sách nhà nước, xã hội hóa) cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối và nâng cấp tuyến luồng có cảng biển, cảng thủy nội địa nhằm thu hút các tàu trọng tải lớn vào khu bến cảng để cùng đảm nhận thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh, từng bước trở thành các khu bến cảng trung chuyển trong nước của khu vực.
- Đầu tư xây dựng cảng biển Cà Ná với vai trò là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ gắn liền với hoạt động của cảng biển, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và là mắt xích quan trọng của vận tải đa phương thức, góp phần giảm chi phí vận tải, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển.
e) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics, sàn giao dịch logistics.
g) Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Cập nhật, cải tiến nội dung chương trình đào tạo về vận tải, logistics, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến, theo hướng đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, tăng thời gian đào tạo thực hành.
2. Sở Công Thương:
a) Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của tỉnh đến năm 2025.
b) Tiếp tục phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, địa phương liên quan rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
c) Xúc tiến, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan xây dựng chính sách ưu đãi, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics; trước mắt tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics tại thành phố Phan Rang Tháp Chàm - khu vực đóng vai trò kết nối tỉnh với các khu vực kinh tế trong nước. Thực hiện cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực; khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh; trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.
d) Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu thu hút dự án đầu tư phát triển công nghiệp, kể cả dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp bảo đảm tính gắn kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để giảm chi phí vận chuyển và các chi phí logistics khác.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics, đóng vai trò kết nối tỉnh với khu vực kinh tế trong nước.
b) Phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh khuyến khích một số khu công nghiệp xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics.
c) Phối hợp với Cục Thống kê xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án giao thông kết nối đến các cảng biển, cảng thủy nội địa, ưu tiên các dự án cấp bách.
4. Sở Tài chính
a) Nghiên cứu xây dựng chính sách thuế, phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.
b) Đẩy mạnh áp dụng Cơ chế Một cửa của tỉnh cho tất cả thủ tục liên quan đến hàng hóa, người và phương tiện vận tải xuất nhập, quá cảnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, tạo thuận lợi và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng kiểm tra chuyên ngành kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định khi có yêu cầu để giải phóng, thông quan hàng hóa nhanh.
6. Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có trình độ đáp ứng nhu cầu thực tế hoạt động dịch vụ logistics tại tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông định hướng các cơ quan Báo chí và Đài truyền hình các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với sự phát triển của tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Bố trí quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần cảng, cảng cạn, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia để từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.
b) Căn cứ định hướng phát triển và thực tế điều kiện tại địa phương, chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức kêu gọi đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống logistics trên địa bàn quản lý.
9. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp đơn vị liên quan căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ để định hướng thay đổi hành vi trong thương mại trong nước, gắn kết giữa doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, nâng cao ý thức của doanh nghiệp chủ hàng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp tỉnh tham gia vào nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng với hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng cao.
10. Các doanh nghiệp logistics trong tỉnh tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại theo xu hướng hình thành ngành logistics trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá, phí các dịch vụ.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Các Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2732/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Quyết định 394/QĐ-UBND năm 2018 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
- 4Kế hoạch 4486/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 691/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 2599/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2021 thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia của tỉnh Kiên Giang
- 1Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics
- 2Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2732/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5Quyết định 394/QĐ-UBND năm 2018 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
- 6Kế hoạch 4486/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Quyết định 691/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 2599/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2021 thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia của tỉnh Kiên Giang
Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 18/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra