Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/CT.UBT

TX. Vĩnh Long ngày 22 tháng 9 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI VÀ KIỂM TRA THỰC HIỆN VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

- Căn cứ nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của chính phủ về đăng ký hộ tịch.thông tư số 12/1999/TT-BTP ngày 25/6/1999 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính Phủ về đăng ký hộ tịch và công văn số:913/TP-HT ngày 31.5.2000 về việc không ủy quyền cho sở Tư pháp cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ góc.

Đã qua công tác quản lý hộ tịch ở các địa phương từng bước đi vào nề nếp có ghi chép tương đối tốt, nhưng việc trích lục bản sao thì một số địa phương chưa làm tốt vai trò của mình, hầu hết hướng dẫn nhân dân lên tỉnh trích lục là chính, gây khó khăn phiền hà cho công dân. Để đưa công tác đăng ký hộ tịch đi vào nề nếp đúng theo pháp luật về hộ tịch đã quy định nhằm tránh gây phiền hà trong việc đi lại tốn kém thời gian và tiền bạc của công dân.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỈ THỊ:

1. Việc đăng ký hộ tịch phải thực hiện đúng theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính Phủ và Thông tư số 12/1990/TT-BTP ngày 25/6/1999 của Bộ Tư pháp. và công văn số:913/TP-HT ngày 31.5.2000 về việc không ủy quyền cho sở Tư pháp cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ góc.

2. Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc:

- Việc cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch phải căn cứ vào sổ gốc;

- Cơ quan nào cấp bản chính giấy tờ hộ tịch, thì cơ quan đó cấp bản sao từ sổ gốc, trừ trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em tại nơi sinh.

- Trong trường hợp UBND cấp xã, huyện không còn lưu trữ được sổ gốc đăng ký hộ tịch thì UBND nơi đó xác nhận đã truy lục sổ gốc nhưng sổ gốc đã thất lạc không có cơ sở để cấp bản sao và chuyển đến Sở tư pháp truy lục, trình UBND tỉnh để cấp cho công dân (nếu sổ gốc Sở Tư pháp còn lưu trữ).

- Nội dung ghi trong bản sao phải theo mẫu của bản sao hiện hành.

- Những nội dung bản sao hiện hành có, nhưng sổ gốc không có thì để trống; những nội dung sổ gốc có, nhưng bản sao không có thì không ghi.

3. Từ ngày 01/01/2001 trở đi sổ hộ tịch từ năm 1975 trở về sau nếu nơi nào đã thất lạc mà Sở Tư pháp còn lưu trữ thì UBND nơi đó phải cử cán bộ Tư pháp hộ tịch trực tiếp đến Sở Tư pháp để sao lại. Và cấp cho công dân khi có yêu cầu.

4. Giao giám đốc sở Tư pháp có kế hoạch tập huấn,kiểm tra và hướng dẫn về đăng hộ tịch đúng theo quy định.

Về kinh phí phục vụ cho công tác hộ tịch giám đốc sở Tư pháp làm việc với giám đốc sở tài chánh- vật giá có hướng dẫn cho địa phương thực hiện.

5. Chủ Tịch UBND huyện, thị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo điều 10 của Nghị Định

- Chủ Tịch UBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo điều 11 của Nghị Định.

- Tiêu chuẩn chọn cán bộ hộ tịch tư pháp theo điều 13 Nghị Định số:83/1998/NĐ-CP của Chính Phủ.

6. Hội đồng tuyên truyền pháp luật tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ,công nhân viên và nhân dân về công tác quản lý và đăng ký hộ tịch.

7. Chế độ thống kê báo cáo: Theo điểm Đ phần IV của Thông Tư số:12/1999/TT-BTP ngày 6 25.6.1999 của Bộ Tư pháp.

Trong quá trình thực hiện báo cáo thuận lợi khó khăn về UBND tỉnh để có ý kiến chỉ đạo

 

 

Nơi nhận:
- CT. PCT UBT
- Các ngành,DN tỉnh
- Chủ tịch UBND huyện, thị, xã phường, TT
- Các Khối NC
- Lưu
CHITHITUPHAP

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 17/T.UBT năm 2000 tiếp tục triển khai và kiểm tra thực hiện về đăng ký hộ tịch do tỉnh Vĩnh Long ban hành

  • Số hiệu: 17/CT.UBT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 22/09/2000
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trương Văn Sáu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản