ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Nghệ An, ngày 19 tháng 5 năm 2021 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, trật tự. Tại Nghệ An, đã phát hiện nhiều vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao với phương thức, thủ đoạn, như: Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cá độ bóng đá trên mạng internet; lợi dụng hoạt động thương mại điện tử chưa được cấp phép để huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép; lắp đặt thiết bị sao chép, trộm cắp dữ liệu thẻ (thiết bị skimming) tại Máy rút tiền tự động ATM để chiếm đoạt tiền trong tài khoản; giả danh cán bộ các cơ quan nhà nước, người nước ngoài, nhân viên giao hàng... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rao bán số lô, đề, rao bán bằng cấp, giấy phép lái xe giả, tiền giả, sim số đẹp trên mạng; chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội, mạo danh người thân, bạn bè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Từ đầu năm 2020 đến nay, Công an Nghệ An đã phát hiện, điều tra làm rõ, bắt giữ 81 vụ, 248 đối tượng sử dụng công nghệ cao để hoạt động đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền sử dụng đánh bạc lên tới hàng nghìn tỷ đồng, số tiền bị chiếm đoạt hơn 90 tỷ đồng.
Dự báo thời gian tới, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự.
Để tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
a) Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, cảnh giác, phòng ngừa, tố giác tội phạm và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, phòng ngừa việc sử dụng không gian mạng để hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật.
b) Chủ động có biện pháp nâng cao tính bảo mật, an toàn mạng máy tính và dữ liệu khi kết nối, truy cập không gian mạng; quán triệt cho cán bộ, đảng viên và tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân khi sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, chia sẻ thông tin cá nhân, đời sống riêng tư, tình cảm, các hình thức trao thưởng, tặng quà, mua bán hàng hóa, đầu tư tiền ảo, tiền điện tử, huy động vốn... trên mạng internet, mạng viễn thông, không để tội phạm lợi dụng hoạt động, trở thành nạn nhân của tội phạm sử dụng công nghệ cao.
a) Phối hợp các ngành, các cấp, các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, gắn với các vụ việc, vụ án điển hình để răn đe, nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân.
b) Phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở, chú trọng tổ chức các diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” kịp thời nắm tình hình cơ sở; hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao, tích cực tố giác tội phạm; xây dựng, duy trì các hòm thư tố giác tội phạm, số điện thoại “Đường dây nóng”, trực ban hình sự để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm sử dụng công nghệ cao.
c) Tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện, đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật trên không gian mạng; nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là các đối tượng, đường dây, ổ nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cá độ bóng đá trên không gian mạng với quy mô lớn, liên tỉnh, có yếu tố nước ngoài... Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm sử dụng công nghệ cao bảo đảm nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm sử dụng công nghệ cao để người dân nâng cao nhận thức, ý thức phòng tránh, kịp thời cung cấp thông tin, tố giác tội phạm.
b) Trao đổi, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông, internet lưu giữ đầy đủ, chính xác, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc cung cấp dịch vụ có nội dung lừa đảo; triển khai các biện pháp cảnh báo, hỗ trợ bảo vệ người sử dụng.
c) Chủ động phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu, tài liệu có liên quan phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến công nghệ cao theo yêu cầu của cơ quan điều tra các cấp.
d) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý, giám sát các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân có hành vi huy động vốn trái phép, đổi tiền qua trung gian, quảng cáo mua bán hàng hóa, dịch vụ mua hộ hàng hóa, giới thiệu, quảng cáo đăng tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, quảng cáo... tích hợp trên các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin nhằm phòng ngừa tội phạm lợi dụng hoạt động.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trên địa bàn:
a) Thường xuyên quán triệt, phổ biến cho cán bộ, nhân viên lưu ý các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ khách hàng phát giác tội phạm, ngăn ngừa thiệt hại về tài sản khi giao dịch.
b) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, quy định nội bộ về quy trình giao dịch nộp, rút, chuyển tiền; nâng cao tính bảo mật trong các hoạt động giao dịch trực tuyến, qua thẻ ngân hàng. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá tổng quan hoạt động và công tác an ninh, an toàn của các Máy ATM, chủ động phòng ngừa thủ đoạn tội phạm lắp đặt các thiết bị điện tử lắp đặt vào Máy ATM để thu thập dữ liệu thông tin khách hàng qua đó làm giả thẻ ATM chiếm đoạt tiền tài khoản; dán niêm yết cảnh báo phòng, chống tội phạm tại các Máy ATM...
c) Phối hợp cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan điều tra các cấp phục vụ công tác điều tra, xác minh, xử lý tội phạm; phong tỏa các tài khoản có liên quan khi có yêu cầu.
5. Sở Công thương tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra nội dung, điều kiện hoạt động của các tổ chức trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp và các mô hình hoạt động kinh doanh trên ứng dụng công nghệ số, chủ động phòng ngừa tội phạm lợi dụng hoạt động, kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý hoặc trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra các cấp điều tra, xử lý.
6. Sở Tư pháp phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan để rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Quan tâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật có liên quan và cập nhật các thông tin, diễn biến tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật phục vụ công tác tuyên truyền tại địa bàn cơ sở.
7. Sở Khoa học và Công nghệ chủ động nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các giải pháp, hệ thống phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh các nhà trường biết các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao để phòng ngừa, thực hiện quy định của pháp luật trong việc sử dụng thuê bao di động, mạng internet, mạng xã hội, không có hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan trong phòng ngừa, phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.
9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An
Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao; xây dựng các tin, bài, phóng sự tuyên truyền cho nhân dân biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, gắn với tuyên truyền, cảnh báo qua Website và các Trang Fanpage của báo, đài, Cổng thông tin điện tử để nâng cao hiệu quả phòng ngừa.
10. Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương và đề nghị của Công an tỉnh, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện Chỉ thị.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao thông qua các hội nghị tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động an sinh xã hội, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên biết, cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm.
12. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra các cấp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về tội phạm sử dụng công nghệ cao bảo đảm nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Quan tâm xác định án điểm đối với loại tội phạm này, đưa ra xét xử lưu động phục vụ công tác tuyên truyền, phòng ngừa, răn đe, giáo dục chung.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Trên cơ sở Chỉ thị này, xây dựng Kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cấp xã thực hiện toàn diện, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, bảo đảm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị đối với công tác này.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Công an tỉnh hướng dẫn, đôn đốc thực hiện theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2021 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Kế hoạch 47/KH-UBND về công tác phòng, chống tội phạm năm 2021 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2021-2025
- 4Công văn 1914/CATP-PV05 năm 2021 về thông báo tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt khu vực ASEAN) do Công an Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2021 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Kế hoạch 47/KH-UBND về công tác phòng, chống tội phạm năm 2021 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2021-2025
- 4Công văn 1914/CATP-PV05 năm 2021 về thông báo tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt khu vực ASEAN) do Công an Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 về tăng cường các giải pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 17/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Hồng Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết