- 1Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 2Luật viên chức 2010
- 3Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 4Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Đắk Nông, ngày 07 tháng 08 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Những năm qua, cùng với sự chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác cải cách hành chính ở tỉnh được đẩy mạnh, vì vậy nhiều khâu, tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà được cắt bỏ; tính hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trong tình hình mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, công tác cải cách hành chính ở một số Sở, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, việc triển khai các chủ trương, chính sách, quy định của Trung ương, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh còn chậm, thụ động, ít có tư duy đột phá, nợ đọng văn bản tham mưu còn nhiều; năng lực, phẩm chất, trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; cách ứng xử vô cảm, cửa quyền chậm được khắc phục; kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự chỉ đạo điều hành chưa nghiêm, công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa được quan tâm đúng mức làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, gây phản cảm trong nhân dân và giảm sút lòng tin trong cộng đồng doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị còn dễ dãi, chưa gương mẫu, quyết liệt chỉ đạo thực hiện đúng nội quy, quy chế làm việc, cùng với việc buông lỏng công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Để chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, phấn đấu vì nền hành chính công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị:
a) Rà soát lại chức năng nhiệm vụ cơ quan, đánh giá đúng mức chất lượng, trình độ công chức, viên chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong sắp xếp, điều chuyển phải vì lợi ích công và hiệu quả thực thi công vụ; trọng dụng nhân tài, không bè phái, cục bộ, vì lợi ích nhóm; không bao che, dung túng và kiên quyết thực hiện tinh giản số công chức thiếu năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
b) Đề cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện và quán triệt cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc theo quy định.
c) Niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị và toàn bộ quy trình, hồ sơ, thủ tục, phí, lệ phí, thời hạn giải quyết công việc cho tổ chức, công dân; họ tên, chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết.
d) Nêu cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thực hiện tốt quy chế dân chủ, văn minh, văn hoá công sở. Lấy thước đo sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan.
e) Có biện pháp khuyến khích, khen thưởng xứng đáng, kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc chấp hành kỷ luật lao động, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả; đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng thời giờ làm việc, về kỷ luật lao động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; không xét khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
a) Trong giờ hành chính không làm việc riêng, tập trung đào sâu suy nghĩ để nâng cao chất lượng công việc; không đi muộn về sớm; không đi uống cà phê, la cà quán xá, chơi trò chơi điện tử, xem video trong giờ làm việc.
b) Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu, bia trong giờ hành chính, kể cả giờ nghỉ trưa và ngày trực.
c) Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc và ý thức phục vụ nhân dân. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời công việc cho tổ chức, công dân; không để tổ chức và nhân dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần. Tuyệt đối không được hách dịch, cửa quyền, tự ý đặt ra những quy định trái pháp luật, trái với quy định của cấp có thẩm quyền để gây khó khăn phiền hà, nhũng nhiễu cho nhân dân khi thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Các trường hợp vi phạm lề lối làm việc, thực thi công vụ phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm cụ thể để xử lý kỷ luật nghiêm minh theo quy định của pháp luật hiện hành, công bố công khai kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng:
a) Đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm thì xử lý trách nhiệm theo các quy định tại Nghị định số 57/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
b) Đối với cán bộ, công chức vi phạm thì xử lý trách nhiệm theo các quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
c) Đối với viên chức vi phạm thì xử lý theo các quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức.
d) Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm về thời giờ làm việc hoặc có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn phiền hà cho tổ chức, công dân khi thi hành nhiệm vụ, công vụ nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật theo quy định, thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời hoặc có hình thức xử lý theo nội quy, quy chế của cơ quan (có thể nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm,…) nhằm giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tái phạm.
e) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương nào có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm từ 03 lần trở lên trong một năm, sẽ xem xét đánh giá và hạ mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và người đứng đầu cơ quan đó.
4. Giao Sở Nội vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc các cơ quan, đơn vị nhà nước cấp tỉnh thực hiện Chỉ thị này; đề xuất các hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan để xảy ra hành vi sai phạm; tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý vi phạm về UBND tỉnh và kiến nghị với Thường trực Tỉnh ủy xử lý cán bộ của các cơ quan Đảng, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có vi phạm.
Đối với UBND cấp huyện: Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã nghiêm túc tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sai phạm (nếu có) và báo cáo kết quả xử lý sai phạm về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).
5. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp phản ánh kịp thời những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức lên các cấp có thẩm quyền hoặc lên UBND cấp huyện hoặc tỉnh (thông qua Sở Nội vụ, điện thoại đường dây nóng số: 0501.3545862).
6. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Chỉ thị này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị được biết, nghiêm túc chấp hành; Thủ trưởng là người đứng đầu phải làm gương trong việc thực hiện, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Định kỳ, hàng quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
7. Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã phải tích cực tham gia, kịp thời nêu gương các điển hình tiên tiến, đồng thời thường xuyên đưa tin, bài (mạnh dạn công khai danh tính) phản ánh các biểu hiện sai phạm về lề lối làm việc và thực thi công vụ.
8. Chỉ thị này được đăng toàn văn trên Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã để các cơ quan triển khai thực hiện; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, mặt trận các cấp, nhân dân và doanh nghiệp được biết và tham gia giám sát./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 51/2012/CT-UBND tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Công văn 2874/UBND tiếp tục chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 về cải tiến lề lối làm việc do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2013 nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phong cách lề lối làm việc của lãnh đạo và cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Quyết định 1866/QĐ-UBND về Kế hoạch “Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của cán bộ, công, viên chức tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
- 7Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2014 về chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Chỉ thị 405/CT-UBND năm 2016 về nâng cao chất lượng thực thi công vụ trong cơ quan, đơn vị do tỉnh Hà Giang ban hành
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2021 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 10Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2022 về tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 1Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 2Luật viên chức 2010
- 3Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 4Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
- 5Chỉ thị 51/2012/CT-UBND tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7Công văn 2874/UBND tiếp tục chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 về cải tiến lề lối làm việc do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2013 nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phong cách lề lối làm việc của lãnh đạo và cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 10Quyết định 1866/QĐ-UBND về Kế hoạch “Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của cán bộ, công, viên chức tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
- 11Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2014 về chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 12Chỉ thị 405/CT-UBND năm 2016 về nâng cao chất lượng thực thi công vụ trong cơ quan, đơn vị do tỉnh Hà Giang ban hành
- 13Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2021 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 chấn chỉnh lề lối làm việc và thực thi công vụ của cán bộ, công, viên chức do tỉnh Đắk Nông ban hành
- Số hiệu: 17/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lê Diễn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực