Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2015/CT-UBND | Thái Nguyên, ngày 21 tháng 09 năm 2015 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, rộng khắp, hiện đại, tạo bước phát triển mới có tính đột phá về mạng lưới viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, tạo động lực phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông còn nhiều hạn chế: Một số công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông được thi công nhanh để đưa vào khai thác (các tuyến cột treo cáp; hệ thống cột ăng ten thông tin di động kiểu dây co) nên chất lượng những công trình này chưa đảm bảo. Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông được các doanh nghiệp viễn thông đầu tư riêng rẽ, chưa phối hợp với nhau nên còn trùng lặp về vị trí, gây lãng phí trong đầu tư và sử dụng; chưa khai thác hết dung lượng sẵn có của hệ thống cống, bể ngầm. Nguyên nhân của các hạn chế này là do các doanh nghiệp viễn thông đã lựa chọn phương án đầu tư phát triển nhanh hạ tầng kỹ thuật, chưa coi trọng phát triển bền vững; chưa tuân thủ nghiêm túc quy định về xây dựng và nhận thức chưa đầy đủ về sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông cũng như sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông; hệ thống văn bản quản lý nhà nước về viễn thông chưa cụ thể và chưa khả thi; công tác phối hợp thực thi pháp luật giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh còn chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết…
Để khắc phục những tồn tại trên, thúc đẩy sự phát triển bền vững, khai thác có hiệu quả hạ tầng viễn thông nói chung, các trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) và mạng ngoại vi nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên yêu cầu:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đối với điện lực, giao thông, cấp nước, thoát nước theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
c) Lập kế hoạch chỉnh trang, ngầm hóa và treo lại các mạng cáp viễn thông, phát thanh, truyền hình tại các tuyến đường đã quy hoạch ngầm mạng cáp viễn thông.
d) Chủ trì thẩm định các quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương của doanh nghiệp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
đ) Chủ trì, phối hợp liên ngành giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp sử dụng đất phù hợp quy hoạch để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
e) Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp và người dân về việc xây dựng và sử dụng chung công trình hạ tầng viễn thông.
f) Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về xây dựng, sử dụng các công trình viễn thông của các tổ chức, cá nhân, xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật.
a) Chủ động hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động vào các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn đưa hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có khi thiết lập thiết kế cơ sở các hệ thống công trình kỹ thuật xây dựng.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan lập danh mục các tuyến đường trong các đô thị cần phải xây dựng các cống, bể, hào kỹ thuật để hạ ngầm các đường dây, đường cáp đi nổi.
d) Cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành để phối hợp ngầm hóa cáp thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền hình cáp.
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn đưa hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có khi lập thiết kế cơ sở xây dựng cầu, đường.
c) Cung cấp thông tin về kế hoạch xây dựng, sửa chữa nâng cấp các tuyến giao thông trên địa bàn cho Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông biết để chủ động phối hợp di chuyển cũng như phối hợp đầu tư, mở rộng tuyến cống, bể để tiết kiệm chi phí, tránh thiệt hại và mất liên lạc do sự cố trong quá trình thi công.
a) Đề xuất và hướng dẫn cụ thể việc sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật điện theo quy định đối với Công ty Điện lực Thái Nguyên và các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp. Tạo điều kiện phục vụ hợp lý cho các đơn vị nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật, an toàn, đặc biệt là mỹ quan trong các khu đô thị.
b) Căn cứ quy hoạch cụm công nghiệp, quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đã được phê duyệt, thực hiện hướng dẫn, liên kết và tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện xây dựng hạ tầng cụm phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông và các đơn vị liên quan lập kế hoạch ngầm hóa mạng ngoại vi, bố trí mặt bằng trong cụm để doanh nghiệp viễn thông xây dựng công trình kỹ thuật.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp sử dụng đất đai để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan chuyên môn có liên quan thẩm định phương án giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông…).
a) Giải quyết, xử lý kịp thời các trường hợp cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc xây dựng và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và chủ động điều tra xử lý kịp thời các vụ việc xâm phạm an ninh, an toàn hệ thống viễn thông trên địa bàn; hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp có phương án bảo vệ an ninh an toàn hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp.
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên
Căn cứ quy hoạch chi tiết hạ tầng viễn thông thụ động đã được phê duyệt, phối hợp với các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan lập kế hoạch ngầm hóa mạng ngoại vi. Ưu tiên bố trí mặt bằng trong khu công nghiệp để doanh nghiệp viễn thông xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng của tỉnh.
b) Phối hợp, triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang, treo lại và ngầm hóa các mạng cáp viễn thông, thông tin tại khu vực đô thị trên địa bàn, đặc biệt là tại thành phố Thái Nguyên.
c) Đối với các huyện, thành phố, thị xã đã có quy hoạch xây dựng được phê duyệt, phải tiến hành bổ sung quy hoạch xây dựng ngầm hóa mạng cáp viễn thông, thông tin phù hợp theo yêu cầu thực tế của mỗi địa phương.
d) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc phát triển hạ tầng viễn thông.
10. Công ty Điện lực Thái Nguyên
Trong thời gian các tuyến cáp chưa được hạ ngầm, Công ty Điện lực Thái Nguyên tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp sử dụng hệ thống trụ điện để treo cáp; đảm bảo việc treo cáp an toàn, mỹ quan đô thị.
a) Chủ động đưa tin, tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội về ý nghĩa, mục đích kinh tế, chính trị, an ninh đối với việc phát triển hạ tầng viễn thông.
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến chỉ thị này và các quy định của nhà nước về việc ngầm hóa các tuyến cáp ở đô thị để nhân dân biết và thực hiện.
12. Các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp
a) Lập kế hoạch, lộ trình để triển khai ngầm hóa các mạng cáp viễn thông và xây dựng các trạm BTS đến năm 2020; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện ngầm hóa mạng cáp, xây dựng trạm BTS của doanh nghiệp đến năm 2025, thông qua Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định, trình UBND tỉnh trong Quý IV năm 2015.
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tiến hành đồng thời kế hoạch xây dựng, lắp đặt các công trình viễn thông và truyền hình cáp của doanh nghiệp mình cùng với việc triển khai quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, tuyến đường giao thông và các công trình xây dựng khác ở địa phương.
c) Quá trình xây dựng mới hoặc cải tạo mạng viễn thông phải lấy ý kiến thẩm định của Sở Thông tin và Truyền thông về việc đảm bảo quy hoạch chuyên ngành. Đối với những tuyến cáp chưa thực hiện ngầm hóa, các doanh nghiệp cần quan tâm cải tạo, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao mỹ quan đô thị.
d) Khi đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông tại các tuyến đường mới trong đô thị, các khu công nghiệp, khu đô thị mới phải thực hiện xây dựng ngầm 100% mạng cáp, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Đối với các dự án viễn thông triển khai thực hiện ở đô thị nhưng chưa thể xây dựng ngầm với lý do khách quan (khu vực hệ thống cống bể cáp đã hết không gian để lắp đặt cáp ngầm, khu vực địa hình khó khăn không phù hợp với công trình chôn ngầm), trước khi triển khai phải có ý kiến chấp thuận của Sở Thông tin và Truyền thông.
đ) Tăng cường phối hợp, hợp tác với các doanh nghiệp khác trong việc sử dụng chung các cơ sở hạ tầng kỹ thuật; trường hợp các doanh nghiệp viễn thông có nhu cầu thi công tuyến cống, bể cáp để lắp đặt cáp ngầm viễn thông trùng với các tuyến cống, bể cáp ngầm đã xây dựng trước đây phải phối hợp với đơn vị đã xây dựng tuyến cống, bể cáp ngầm lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo tuyến cống, bể cáp theo nguyên tắc bảo đảm dự trữ dung lượng để giải quyết cho các đơn vị viễn thông khác sử dụng dùng chung.
e) Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng. Các tuyến cáp treo hiện hữu, cáp dự phòng (cáp viễn thông, cáp truyền hình) trong thời gian chưa được đặt ngầm thì phải treo gọn gàng, chắc chắn, đảm bảo tĩnh không, độ căng dây theo quy định, đảm bảo mỹ quan và an toàn. Các cáp không còn sử dụng truyền dẫn thì doanh nghiệp phải tiến hành tháo bỏ, không để tồn lưu trên các trụ cáp.
f) Đối với công trình trạm BTS lắp đặt trên các công trình có sẵn, chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định về kết cấu, tính chịu lực và sự an toàn của công trình có sẵn trước khi quyết định lắp đặt, đề phòng các sự cố có thể xảy ra.
g) Báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin về hạ tầng viễn thông theo quy định của pháp luật và khi có yêu cầu của UBND tỉnh, của Sở Thông tin và Truyền thông.
h) Chấp hành nghiêm chỉnh việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn kịp thời.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, hằng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, rộng khắp, hiện đại, tạo một bước phát triển mới có tính đột phá về mạng lưới viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, tạo động lực phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông còn nhiều hạn chế: Một số công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông được thi công nhanh, để đưa vào khai thác (các tuyến cột treo cáp; hệ thống cột ăng ten thông tin di động kiểu dây co) nên chất lượng những công trình này chưa đảm bảo. Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông được các doanh nghiệp viễn thông đầu tư riêng rẽ, chưa phối hợp với nhau nên còn trùng lặp về vị trí, gây lãng phí trong đầu tư và sử dụng; chưa khai thác hết dung lượng sẵn có của hệ thống cống, bể ngầm. Nguyên nhân của các hạn chế này là do các doanh nghiệp viễn thông đã lựa chọn phương án đầu tư phát triển nhanh hạ tầng kỹ thuật, chưa coi trọng phát triển bền vững; chưa tuân thủ nghiêm túc quy định về xây dựng và nhận thức chưa đầy đủ về sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông cũng như sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông; hệ thống văn bản quản lý nhà nước về viễn thông chưa cụ thể và chưa khả thi; công tác phối hợp thực thi pháp luật giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh còn chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết…
Để khắc phục những tồn tại trên, thúc đẩy sự phát triển bền vững, khai thác có hiệu quả hạ tầng viễn thông nói chung, các trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) và mạng ngoại vi nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên yêu cầu:
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đối với điện lực, giao thông, cấp nước, thoát nước theo quy định của Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Quy định về quản lý, sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
c) Lập kế hoạch chỉnh trang, ngầm hóa và treo lại các mạng cáp viễn thông, phát thanh, truyền hình tại các tuyến đường đã quy hoạch ngầm mạng cáp viễn thông.
d) Chủ trì thẩm định các quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương của doanh nghiệp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
e) Chủ trì, phối hợp liên ngành giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp sử dụng đất phù hợp quy hoạch để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
f) Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp và người dân về việc xây dựng và sử dụng chung công trình hạ tầng viễn thông.
g) Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về xây dựng, sử dụng các công trình viễn thông của các tổ chức, cá nhân, xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật.
a) Chủ động hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động vào các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn đưa hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có khi thiết lập thiết kế cơ sở các hệ thống công trình kỹ thuật xây dựng.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan lập danh mục các tuyến đường phố trong các đô thị cần phải xây dựng các cống, bể, hào kỹ thuật để hạ ngầm các đường dây, đường cáp đi nổi.
d) Cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành để phối hợp ngầm hóa cáp thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền hình cáp.
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn đưa hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có khi lập thiết kế cơ sở xây dựng cầu, đường.
c) Cung cấp thông tin về kế hoạch xây dựng, sửa chữa nâng cấp các tuyến giao thông trên địa bàn cho Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông biết để chủ động phối hợp di chuyển cũng như phối hợp đầu tư, mở rộng tuyến cống, bể để tiết kiệm chi phí, tránh thiệt hại và mất liên lạc do sự cố trong quá trình thi công.
a) Đề xuất và hướng dẫn cụ thể việc sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật điện theo quy định đối với Điện lực Thái Nguyên và các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp. Tạo điều kiện phục vụ hợp lý cho các đơn vị nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật, an toàn, đặc biệt là mỹ quan trong các khu đô thị.
b) Căn cứ quy hoạch cụm công nghiệp, quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đã được phê duyệt, thực hiện hướng dẫn, liên kết và tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện xây dựng hạ tầng cụm phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông và các đơn vị liên quan lập kế hoạch ngầm hóa mạng ngoại vi, bố trí mặt bằng trong cụm để doanh nghiệp viễn thông xây dựng công trình kỹ thuật.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp sử dụng đất đai để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan chuyên môn có liên quan đến thẩm định phương án giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông…).
a) Giải quyết, xử lý kịp thời các trường hợp cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc xây dựng và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và chủ động điều tra xử lý kịp thời các vụ việc xâm phạm an ninh, an toàn hệ thống viễn thông trên địa bàn; hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp có phương án bảo vệ an ninh an toàn hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp.
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ quy hoạch chi tiết hạ tầng viễn thông thụ động đã được phê duyệt, phối hợp với các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan lập kế hoạch ngầm hóa mạng ngoại vi. Ưu tiên bố trí mặt bằng trong khu công nghiệp để doanh nghiệp viễn thông xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng của tỉnh.
b) Phối hợp, triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang, treo lại và ngầm hóa các mạng cáp viễn thông, thông tin tại khu vực đô thị trên địa bàn, đặc biệt là tại thành phố Thái Nguyên.
c) Đối với các huyện, thành phố, thị xã đã có quy hoạch xây dựng được phê duyệt, phải tiến hành bổ sung quy hoạch xây dựng ngầm hóa mạng cáp viễn thông, thông tin phù hợp theo yêu cầu thực tế của mỗi địa phương.
d) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc phát triển hạ tầng viễn thông.
10. Công ty Điện lực Thái Nguyên
Trong thời gian các tuyến cáp chưa được hạ ngầm, Công ty Điện lực Thái Nguyên tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp sử dụng hệ thống trụ điện để treo cáp, đồng thời tiến hành treo gọn gàng, chắc chắn hệ thống cáp để đảm bảo mỹ quan đô thị.
a) Chủ động đưa tin, tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội về ý nghĩa, mục đích kinh tế, chính trị, an ninh đối với việc phát triển hạ tầng viễn thông.
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến chỉ thị này và các quy định của nhà nước về việc ngầm hóa các tuyến cáp ở đô thị để nhân dân biết và thực hiện.
12. Các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp
a) Lập kế hoạch, lộ trình để triển khai ngầm hóa các mạng cáp viễn thông và xây dựng các trạm BTS đến năm 2020; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện ngầm hóa mạng cáp, xây dựng trạm BTS của doanh nghiệp đến năm 2025, thông qua Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định, trình UBND tỉnh trong Quý IV năm 2015.
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tiến hành đồng thời kế hoạch xây dựng, lắp đặt các công trình viễn thông và truyền hình cáp của doanh nghiệp mình cùng với việc triển khai quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, tuyến đường giao thông và các công trình xây dựng khác ở địa phương.
c) Quá trình xây dựng mới hoặc cải tạo mạng viễn thông phải lấy ý kiến thẩm định của Sở Thông tin và Truyền thông về việc đảm bảo quy hoạch chuyên ngành. Đối với những tuyến cáp chưa thực hiện ngầm hóa, các doanh nghiệp cần quan tâm cải tạo, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao mỹ quan đô thị.
d) Khi đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông tại các tuyến đường mới trong đô thị, các khu công nghiệp, khu đô thị mới phải thực hiện xây dựng ngầm 100% mạng cáp, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Đối với các dự án viễn thông triển khai thực hiện ở đô thị nhưng chưa thể xây dựng ngầm với lý do khách quan (như khu vực hệ thống cống bể cáp đã hết không gian để lắp đặt cáp ngầm; khu vực địa hình khó khăn không phù hợp với công trình chôn ngầm), trước khi triển khai phải có ý kiến chấp thuận của Sở Thông tin và Truyền thông.
e) Tăng cường phối hợp, hợp tác với các doanh nghiệp khác trong việc sử dụng chung các cơ sở hạ tầng kỹ thuật; trường hợp các doanh nghiệp viễn thông có nhu cầu thi công tuyến cống, bể cáp để lắp đặt cáp ngầm viễn thông trùng với các tuyến cống, bể cáp ngầm đã xây dựng trước đây, phải phối hợp với đơn vị đã xây dựng tuyến cống, bể cáp ngầm lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo tuyến cống, bể cáp theo nguyên tắc bảo đảm dự trữ dung lượng để giải quyết cho các đơn vị viễn thông khác sử dụng dùng chung.
f) Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng. Các tuyến cáp treo hiện hữu, cáp dự phòng (gồm cáp viễn thông, cáp truyền hình) trong thời gian chưa được đặt ngầm thì phải treo gọn gàng, chắc chắn, đảm bảo tĩnh không, độ căng dây theo quy định, đảm bảo mỹ quan và an toàn. Các cáp không còn sử dụng truyền dẫn thì doanh nghiệp phải tiến hành tháo bỏ, không để tồn lưu trên các trụ cáp.
g) Đối với công trình trạm BTS lắp đặt trên các công trình có sẵn (trạm BTS loại 2), chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định về kết cấu, tính chịu lực và sự an toàn của công trình có sẵn trước khi quyết định lắp đặt, đề phòng tránh các sự cố có thể xảy ra.
h) Báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin về hạ tầng viễn thông theo quy định của pháp luật và khi có yêu cầu của UBND tỉnh, của Sở Thông tin và Truyền thông.
i) Chấp hành nghiêm chỉnh việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Chỉ thị này. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị này.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn kịp thời.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị này; hằng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 08/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3Quyết định 4429/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- 4Quyết định 06/2018/QĐ-UBND về quy định quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 5Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2Chỉ thị 08/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 25/2013/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Quyết định 4429/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- 6Quyết định 06/2018/QĐ-UBND về quy định quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 7Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chỉ thị 17/2015/CT-UBND về tăng cường quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 17/2015/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Nhữ Văn Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra