Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2013/CT-UBND | Đồng Xoài, ngày 15 tháng 10 năm 2013 |
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (viết tắt là Nghị định số 91), Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh. Qua thời gian triển khai thực hiện những văn bản này, công tác xây dựng, góp ý, thẩm định văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh từng bước nâng cao chất lượng và lập lại kỷ cương trong công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định và ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Hầu hết văn bản QPPL được ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL và có tính khả thi cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cho công tác quản lý Nhà nước ở địa phương.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định và ban hành văn bản QPPL vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể như: cơ quan soạn thảo hay cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản chưa tuân thủ triệt để trình tự, thủ tục trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL; nội dung văn bản không sát thực tiễn địa phương, có trường hợp sao chép lại văn bản của cấp trên; cơ quan, đơn vị được yêu cầu tham gia góp ý vào dự thảo văn bản QPPL không thực hiện việc góp ý hoặc góp ý một cách chiếu lệ, hình thức; thời gian dành cho cơ quan góp ý, thẩm định quá ngắn, không đúng thời hạn yêu cầu; hồ sơ đề nghị thẩm định không đầy đủ các nội dung, giấy tờ theo quy định của pháp luật…
Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cấp chính quyền địa phương, lãnh đạo các ngành, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định và ban hành văn bản QPPL; việc tổ chức và thực hiện theo các quy trình bắt buộc như lấy ý kiến, góp ý, thẩm định chưa đầy đủ và đúng thời hạn; chưa chú trọng kiện toàn đội ngũ làm công tác văn bản, nhất là ở cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn; công tác soạn thảo văn bản của đa số Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho công chức Văn phòng thực hiện mà chưa có sự tham gia phối hợp giữa các ban, ngành và đoàn thể, đặc biệt là chưa có sự tham gia soạn thảo , góp ý của công chức Tư pháp - Hộ tịch; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng văn bản QPPL…
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; đồng thời tăng cướng chất lượng công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định và ban hành băn bản QPPL trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại phiên họp tháng một hàng năm.
b) Đôn đốc, nhắc nhở các Sở, ban, ngành gửi dự kiến Chương trình xây dựng văn bản QPPL hàng năm của đơn vị mình về Sở Tư pháp đúng thời gian yêu cầu.
c) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ quan soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hoàn thiện hồ sơ thẩm định trước khi gửi Sở Tư pháp nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định tiến hành đúng thời gian quy định.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
a) Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã: Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản QPPL; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ban hành văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát các văn bản liên quan đến công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL để tham mưu ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Thực hiện tốt Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản QPPL đảm bảo văn bản ban hành đạt chất lượng, đúng tiến độ, đúng thẩm quyền và có tính khả thi cao.
- Trong quá trình soạn thảo, góp ý, ban hành văn bản QPPL, Ủy ban nhân dân cấp xã phải giao cho công chức Tư pháp - Hộ tịch soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo, góp ý dự thảo văn bản.
3. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã
a) Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản QPPL, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Văn bản thẩm định của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và văn bản góp ý của công chức Tư pháp-Hộ tịch là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ văn bản QPPL trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Ủy ban nhân dân cấp xã ký ban hành.
b) Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch khi nhận được hồ sơ yêu cầu góp ý, thẩm định phải kiểm tra, vào sổ theo dõi và góp ý, thẩm định đầy đủ các nội dung theo quy định; phải gửi báo cáo thẩm định đúng thời hạn quy định.
c) Chủ động phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan soạn thảo văn bản để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo cho công tác thẩm định, góp ý được tiến hành đúng thời hạn.
d) Hàng năm, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp lập dự kiến Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân.
đ) Các đơn vị căn cứ vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình UBND cùng cấp phê duyệt.
e) Tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp vụ soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản QPPL cho công chức pháp chế các Sở, ban, ngành; công chức trực tiếp làm công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản QPPL.
4. Các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến, đề nghị thẩm định văn bản QPPL
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản QPPL; các Sở, ban, ngành tiếp tục kiện toàn, bố trí và phân công cho công chức làm công tác pháp chế trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL.
b) Nghiêm túc thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 và Nghị định số 91. Đối với cơ quan chủ trì soạn thảo (hoặc cơ quan soạn thảo) cấp tỉnh phải tuân thủ Quy định tại Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh ban hành quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh;
c) Có trách nhiệm lập hồ sơ và gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến cơ quan Tư pháp đúng thủ tục và thời gian quy định. Hồ sơ gửi cơ quan Tư pháp thẩm định phải đảm bảo đầy đủ, hoàn thiện theo quy định. Đối với cấp tỉnh phải thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh;
d) Thực hiện nghiêm túc các bước xây dựng Đề cương (đối với văn bản có nội dung phức tạp), soạn thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Bản tổng hợp ý kiến, văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến là văn bản bắt buộc trong hồ sơ gửi thẩm định và hồ sơ trình dự thảo Nghị quyết, Quyết định. Chỉ thị. Tờ trình dự thảo văn bản phải đầy đủ các nội dung quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 91. Nội dung văn bản phải cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương; tránh tình trạng sao chép lại nội dung văn bản của cấp trên.
đ) Để đảm bảo tính hiệu lực và khả thi của văn bản sau khi ban hành, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản QPPL, cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo văn bản; có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
e) Đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét việc trình dự thảo Nghị quyết ra Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua.
5. Cơ quan, đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến
Đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải có trách nhiệm nghiên cứu và đóng góp ý kiến bằng văn bản, không góp ý qua loa, hình thức, chiếu lệ mà phải thể hiện tinh thần trách nhiệm khi tham gia góp ý văn bản QPPL. Việc đóng góp ý kiến là quyền lợi và nghĩa vụ của người được hỏi ý kiến, góp phần nâng cao chất lượng của văn bản được ban hành; đồng thời đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng văn bản QPPL ở địa phương.
a) Tổng hợp kinh phí chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và bố trí kinh phí trong dự toán hàng năm.
b) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục để thanh toán kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng văn bản cho cơ quan soạn thảo và các cơ quan, đơn vị có liên quan sau khi văn bản QPPL đó được ký ban hành.
c) Thực hiện phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản QPPL theo đúng quy định của pháp luật.
d) Nguồn kinh phí: Thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước, kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp nào thì cấp đó bảo đảm bố trí thực hiện.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 07/2010/CT-UBND ngày 02/6/2010 của UBND tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục, soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Quyết định 32/2013/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành; kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Bình Phước
- 5Quyết định 35/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 1Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 35/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 5Quyết định 45/2011/QĐ-UBND về quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục, soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 7Quyết định 32/2013/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành; kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chỉ thị 17/2013/CT-UBND tăng cường công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành băn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 17/2013/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/10/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra