- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 3Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về công tác đối với đạo Tin lành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 1940/CT-TTg năm 2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND | Long An, ngày 05 tháng 07 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng; nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo được nâng lên; ý thức chấp hành pháp luật của chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo có chuyển biến tốt; hoạt động của các tôn giáo nhìn chung ổn định, tuân thủ luật pháp, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, “tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số vấn đề cần quan tâm: hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo không đúng luật đạo, luật pháp; xây dựng cơ sở thờ tự, chuyển nhượng đất đai vi phạm pháp luật; các hoạt động xưng danh tôn giáo, mê tín dị đoan còn diễn biến phức tạp,... Nhận thức về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ, thậm chí có nơi để kẻ xấu lợi dụng, kích động, xuyên tạc gây chia rẻ khối đoàn kết dân tộc, mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để khắc phục những hạn chế và tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Tăng cường công tác quán triệt sâu, rộng, nghiêm túc các nghị quyết, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo cho cán bộ, công chức, viên chức, các chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ các tôn giáo và nhân dân. Xác định công tác tôn giáo là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cả hệ thống chính trị và cốt lõi là công tác vận động quần chúng, tranh thủ chức sắc, tu sĩ, chức việc các tôn giáo. Các Sở, ban, ngành có liên quan đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo phân công một lãnh đạo và một công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở, ban, ngành.
2. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tập trung tham mưu UBND tỉnh và đề xuất Ban Chỉ đạo Công tác Tôn giáo - Dân tộc tỉnh giải quyết, xử lý kịp thời những vụ việc phức tạp phát sinh có liên quan đến tôn giáo; định kỳ gặp gỡ, hướng dẫn Ban Trị sự, Ban Đại diện, Đại diện các tôn giáo cấp tỉnh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; đề xuất nội dung để lãnh đạo UBND tỉnh gặp gỡ, đối thoại với các tổ chức tôn giáo trong những trường hợp cần thiết; chuẩn bị nội dung giúp UBND tỉnh tổ chức các hội nghị đánh giá việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý cơ sở tôn giáo, nhân sự của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho chức sắc, tu sĩ, chức việc, tín đồ các tôn giáo; tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo, chú ý đến đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo hợp pháp, đảm bảo hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng tiến độ quy định; phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất có liên quan đến tôn giáo.
4. Sở Xây dựng: Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, kiến trúc các công trình tín ngưỡng, tôn giáo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện sau cấp phép; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong việc xây dựng, sửa chữa các công trình tín ngưỡng, tôn giáo để phối hợp với các ngành của tỉnh và các địa phương ngăn chặn, xử lý.
5. Công an tỉnh: Nắm chắc tình hình, đấu tranh phòng, chống những phần tử xấu, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, xuyên tạc, kích động gây bất ổn chính trị - xã hội. Tham gia xây dựng lực lượng nòng cốt trong chức sắc, tu sĩ, chức việc; vận động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng có đông đồng bào tôn giáo. Phối hợp với các ngành chức năng liên quan trong việc theo dõi, quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và tham gia xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong tôn giáo, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thống nhất, tăng cường quản lý văn hóa, hoạt động văn hóa có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định; phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thông suốt việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về di sản, văn hóa và pháp luật có liên quan; phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp có kế hoạch cụ thể để duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đặc biệt là khu dân cư ở vùng đồng bào có đạo.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý việc mở các loại trường lớp do các tổ chức tôn giáo bảo trợ hoặc đứng tên phụ trách theo Luật Giáo dục. Quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đối với các cơ sở giáo dục có nguồn gốc liên quan đến tôn giáo.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: Định hướng nội dung tuyên truyền, đấu tranh phê phán, bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc, thông tin sai lệch về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đối nội và đối ngoại về những thành tựu trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc xuất bản, in ấn, xuất khẩu, nhập khẩu các kinh sách, các văn hóa phẩm tôn giáo và hoạt động tôn giáo liên quan đến thông tin, truyền thông, mạng internet.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế: Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý tốt việc tổ chức, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia công tác từ thiện xã hội, dạy nghề, mở cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
10. Sở Ngoại vụ: Nghiên cứu chính sách đối ngoại về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước để phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan quản lý các hoạt động đối ngoại của các tôn giáo theo quy định; theo dõi và đề xuất chủ trương quản lý các hoạt động của các cá nhân, tổ chức từ nước ngoài vào hoạt động ở tỉnh, nhất là các hoạt động tài trợ, bảo trợ, các hoạt động nhân đạo từ thiện.
11. Thanh tra tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ và các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tham mưu xử lý các vụ khiếu kiện liên quan đến tôn giáo, ngăn ngừa phát sinh điểm nóng.
12. UBND các huyện, thị xã và thành phố: Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tôn giáo trên địa bàn; định kỳ gặp gỡ đối thoại với những người đứng đầu các tổ chức tôn giáo theo phân cấp quản lý; rà soát, kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ, bố trí cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là những người có năng lực, bản lĩnh chính trị, chú ý những cán bộ, công chức đã qua các lớp đào tạo chuyên ngành công tác tôn giáo; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
13. Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo phải được tiến hành đồng bộ, mọi việc phát sinh về tôn giáo, các Sở, ban, ngành phải kịp thời trao đổi, phối hợp với Sở Nội vụ trước khi xử lý, không để tình trạng đùn đẩy, thiếu thống nhất, trừ những trường hợp có liên quan đến an ninh quốc gia. Đối với những vấn đề phức tạp, phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác Tôn giáo - Dân tộc tỉnh để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.
14. Sở Nội vụ có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất những vấn đề phát sinh, vướng mắc để UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phân cấp quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 72/2005/QĐ-UBND ban hành Quy chế phân cấp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 1174/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4Chỉ thị 20/2007/CT-UBND đăng ký sinh hoạt các tổ chức, hệ phái đạo Tin lành và các tôn giáo khác chưa có pháp nhân do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Chỉ thị 05/2007/CT-UBND nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Chỉ thị 03/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh Long An
- 8Chỉ thị 25/2005/CT-UB về việc tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 9Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy chế phân cấp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về phân cấp công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 11Quyết định 65/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 12Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 3Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về công tác đối với đạo Tin lành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 1940/CT-TTg năm 2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phân cấp quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 72/2005/QĐ-UBND ban hành Quy chế phân cấp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Quyết định 1174/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 8Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 9Chỉ thị 20/2007/CT-UBND đăng ký sinh hoạt các tổ chức, hệ phái đạo Tin lành và các tôn giáo khác chưa có pháp nhân do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 10Chỉ thị 05/2007/CT-UBND nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 11Chỉ thị 03/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 12Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh Long An
- 13Chỉ thị 25/2005/CT-UB về việc tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 14Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy chế phân cấp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 15Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về phân cấp công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 16Quyết định 65/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 17Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 15/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Đỗ Hữu Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực