Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 15/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 08 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG,CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người đang tái bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, gây tử vong nhiều người do bị nhiễm vi rút cúm A (H5N1).
Từ đầu năm 2006 đến nay, tuy dịch cúm gia cầm không tái phát và không có trường hợp nhiễm cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhưng có một số địa phương và một bộ phận cán bộ, nhân dân xuất hiện tư tưởng chủ quan, lơ là, buông lỏng công tác phòng, chống dịch nên có nhiều nguy cơ tái bùng phát dịch, đe doạ đến sức khoẻ của cộng đồng và ngành chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 29/2006/CT-TTg ngày 08/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người, Công điện số 1225/CĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ gửi đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh, Công điện số 23 BNN/CĐ ngày 15/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc gấp rút triển khai các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm tái phát; để chủ động phòng, chống có hiệu quả dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người trong thời gian đến, kiên quyết không để dịch tái bùng phát; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện cấp bách một số nội dung sau đây:
1. Hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh hoặc chưa được tiêm phòng trong đợt I/2006 và khẩn trương triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt II/2006 (từ ngày 01/9/2006 đến ngày 10/9/2006), bảo đảm đúng tiến độ, thời gian và tỷ lệ đàn gia cầm được tiêm phòng phải đạt từ 80% trở lên.
2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm; thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lưu thông gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh, trong đó lưu ý tổ chức các mô hình giết mổ và mua bán tập trung đã triển khai trong tháng 1/2006.
3. Thực hiện nghiêm và đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người theo kế hoạch hành động khẩn cấp khi có dịch xảy ra và kế hoạch phối hợp hành động phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, mua bán gia cầm sống phân tán trong nội thành, nội thị và khu dân cư tập trung.
4. Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người cho mọi người dân biết để chủ động phòng, chống dịch, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, cộng đồng và bảo đảm an toàn cho đàn gia cầm.
5. Để chủ động phòng, chống kịp thời, có hiệu quả đối với dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người, từ nay đến hết năm 2006 nếu có dịch xảy ra, yêu cầu BCH phòng chống dịch các cấp, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai kịp thời các biện pháp chống dịch và các cơ chế chính sách hỗ trợ đã được UBND tỉnh ban hành trong năm 2005.
6. Thường xuyên kiểm tra các hố tiêu huỷ gia cầm để có kế hoạch xử lý sát trùng tiêu độc, tuyệt đối không được để rò rỉ, thẩm thấu ra môi trường xung quanh,
7. Tiếp tục duy trì 02 chốt kiểm dịch động vật ở Bình Chánh (Bình Sơn) và Phổ Khánh (Đức Phổ) cho đến khi tình hình dịch bệnh tạm thời lắng xuống.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y trong việc giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm. Chỉ đạo các Trạm kiểm dịch động vật thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào tỉnh.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kinh phí mua sắm các loại vật tư, trang thiết bị, thuốc men phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư cho kế hoạch tiêm phòng; chấn chỉnh việc bảo quản và sử dụng vắc xin, chống thất thoát lãng phí.
- Phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố triển khai chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung và phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với giết mổ gia cầm tập trung.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ công tác tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm ở các địa phương.
b) Sở Y tế:
- Tập trung theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh chỉ đạo xử lý khi có trường hợp nghi mắc bệnh cúm A (H5N1) ở người. Tiếp tục rà soát phương án, kế hoạch tiếp nhận bệnh nhân của các cơ sở y tế tuyến huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh để chủ động tiếp nhận, điều trị bệnh nhân, hạn chế tình trạng chuyển bệnh nhân lên tuyến tỉnh khi có dịch xảy ra.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, nếu phát hiện trường hợp nghi nhiễm dịch bệnh phải tổ chức cách ly và áp dụng các biện pháp phòng, chống kịp thời.
- Phối hợp với ngành Thú y tiếp tục triển khai các biện pháp an toàn sinh học, duy trì định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, môi trường, chợ buôn bán gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm, nơi có ổ dịch cũ, hố chôn tiêu huỷ gia cầm bệnh.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kinh phí mua sắm các loại vật tư, trang thiết bị, thuốc men phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm A (H5N1) ở người.
c) Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi có kế hoạch đưa tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về diễn biến của tình hình dịch bệnh, nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; ưu tiên bố trí thời lượng phát sóng chuyên đề về dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người ít nhất 01tuần/lần để kịp thời thông tin, hướng dẫn nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người có hiệu quả, ngăn ngừa không để tái phát dịch.
d) Sở Thương mại và Du lịch phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố và các ngành chức năng, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm tươi sống; triển khai các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lưu thông gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh; tịch thu, tiêu huỷ không bồi thường và xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật về quy định phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn vệ sinh tiêu độc, khử trùng nơi có ổ dịch cũ và các hố chôn tiêu huỷ gia cầm bệnh.
e) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, hoàn thành quyết toán kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm năm 2005 và kinh phí tiêm phòng giai đoạn 2005 - 2006.
g) Công an tỉnh: Phân công, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành phối hợp với ngành thú y và UBND các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch có hiệu quả, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
h) UBND các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu điều tra thống kê số lượng đàn gia cầm trong diện tiêm phòng bắt buột trên địa bàn, phối hợp với ngành Thú y thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm được giao.
- Tiếp tục duy trì sự hoạt động thường xuyên của BCH phòng, chống dịch cúm gia cầm, cúm A (H5N1) ở người ở các cấp trên địa bàn.
- Phối hợp với ngành Thú y và Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp an toàn sinh học, duy trì định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, môi trường, chợ buôn bán gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm, nơi có ổ dịch cũ, hố chôn tiêu huỷ gia cầm bệnh.
- Chỉ đạo UBND các xã, các cơ quan tham mưu của huyện và lực lượng chuyên môn về thú y, cán bộ thôn, tổ dân phố giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến từng cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, mua bán gia cầm sống phân tán trong nội thành, nội thị và khu dân cư tập trung; tiếp tục thống kê, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lò ấp vịt và chim cút trên địa bàn, cấm ấp nở và nuôi mới vịt, chim cút đến hết ngày 28/02/2007 theo nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 441/UBND-NNTN ngày 06/3/2006. Nếu để dịch xảy ra trên địa bàn mà không phát hiện kịp thời hoặc chậm áp dụng các biện pháp bao vây khống chế, dập dịch, để dịch lây lan ra diện rộng thì người đứng đầu chính quyền ở cơ sở và nhân viên thú y ở cơ sở đó phải chịu trách nhiệm trước cấp trên.
- UBND các huyện: Bình Sơn và Đức Phổ phối hợp với các đơn vị làm nhiệm vụ chốt kiểm dịch động vật tại địa phương đảm bảo an ninh trật tự ở các chốt kiểm dịch động vật cũng như các hỗ trợ cần thiết khác theo quy định để các chốt kiểm dịch động vật hoàn thành nhiệm vụ.
i) Đề nghị UBMTTQVN tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên theo chức năng của từng tổ chức tham gia cùng các cấp chính quyền vận động toàn dân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người có hiệu quả.
k) Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo Báo Quảng Ngãi có chuyên đề tuyên truyền về diễn biến dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người, các biện pháp phòng, chống cho mọi người dân biết để chủ động phòng, chống dịch.
Yêu cầu Giám đốc các Sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và định kỳ vào thứ 6 hàng tuần phải báo cáo tình hình dịch cúm gia cầm, cúm A (H5N1) ở người và công tác phòng chống về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 17/2004/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 37/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và bệnh tai xanh ở lợn năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Chỉ thị 33/2004/CT-UB tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, từ nay đến sau Tết Nguyên đán Ất Dậu 2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 23/2005/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do tỉnh An Giang ban hành
- 5Chỉ thị 37/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 và H10N8 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Chỉ thị 29/2006/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công điện số 1225/CĐ-TTg về tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 17/2004/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 37/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và bệnh tai xanh ở lợn năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Chỉ thị 33/2004/CT-UB tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, từ nay đến sau Tết Nguyên đán Ất Dậu 2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Chỉ thị 23/2005/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do tỉnh An Giang ban hành
- 7Chỉ thị 37/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 và H10N8 do tỉnh Nghệ An ban hành
Chỉ thị 15/2006/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 15/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/08/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trương Ngọc Nhi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra