- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 4Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 7Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 3005/CT-BNN-TY năm 2017 về tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 580/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Năm cao điểm hành động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND | Hải Phòng, ngày 07 tháng 6 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Trong thời gian qua cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp đã triển khai tích cực công tác phối hợp quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và đạt kết quả quan trọng: Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng đã được nâng lên, việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm đã có tiến bộ rõ rệt, có nhiều loại sản phẩm nông sản có chất lượng được đưa ra thị trường phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện các sản phẩm vật tư nông nghiệp kém chất lượng, quá hạn sử dụng, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Còn tồn tại việc sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hóa chất cấm trong bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm; giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến sản phẩm động vật tại các cơ sở, địa điểm không có giấy phép hành nghề và không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm hoặc không được kiểm soát thú y; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm...
Để tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 3005/CT-BNN-TY ngày 11/4/2017 về việc tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp theo các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan. Xác định việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt; cân đối kinh phí ngân sách ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực thi trách nhiệm được giao tại Quyết định số 2481/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; hướng dẫn cơ sở, hộ nông dân áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản; tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất gắn với thị trường, tạo các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý các địa phương về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Chú trọng công tác quản lý việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, hiệu quả; duy trì điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ theo quy định; hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt tiêu chí số 17.8 (Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm) trong xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng và đơn vị có liên quan xây dựng phóng sự/chuyên đề về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm để đưa tin về các cơ sở thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; công khai các cơ sở vi phạm, kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, xử lý nghiêm các điểm sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất Salbutamol, Aurmine, Cysteamine và các hóa chất kháng sinh khác trong danh mục hóa chất kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; xử lý các công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông sản, thủy sản;
- Phối hợp với các địa phương, các cấp, các ngành, cơ quan chức năng trong việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở bị xếp loại C hai lần liên tiếp; đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở thuộc diện phải đăng ký kinh doanh mà sau khi hoạt động không đăng ký kinh doanh và không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; đề xuất cơ quan chức năng xử lý hình sự cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.
3. Sở Y tế:
- Chủ trì chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại Quyết định số 2481/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Xây dựng Kế hoạch và giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả các Chỉ thị và Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu, các nguồn cung ứng thực phẩm; lấy mẫu thực phẩm tươi sống, chế biến tại cơ sở chế biến suất ăn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tập trung, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Sở Công Thương:
- Xây dựng Kế hoạch và giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả các Chỉ thị và Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Về công tác an toàn thực phẩm:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các cơ quan có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và lấy mẫu giám sát chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định phân cấp tại Quyết định số 2481/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố. Tăng cường triển khai các biện pháp kiểm tra lưu thông các thực phẩm nông lâm thủy sản có nguồn gốc bên ngoài thành phố.
Chỉ đạo, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện/quận kiểm soát chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại các chợ hạng 2, hạng 3, chợ dân sinh trên địa bàn.
- Về công tác quản lý vật tư nông nghiệp:
Chủ trì thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa, nhất là chất lượng phân bón vô cơ và các hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;
Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về vật tư nông nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật; chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại;
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan trong thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh hóa chất cấm, vật tư nông nghiệp nhập lậu, không rõ nguồn gốc, vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
5. Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Hải quan Hải Phòng, căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng Kế hoạch và giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả các Chỉ thị và Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
6. Sở Tài chính: Nghiên cứu, đề xuất nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện hiệu quả các Chỉ thị và Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, quận
- Chủ động xây dựng Kế hoạch và giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả các Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ, Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố: số 2481/2015/QĐ-UBND; số 580/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 về Kế hoạch Năm cao điểm hành động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và người sản xuất áp dụng các quy trình quản lý chất lượng, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm công vụ hoạt động quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; thanh tra, kiểm tra đột xuất việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn; kiểm soát nguồn thực phẩm tươi sống tại các vùng sản xuất tập trung (trồng trọt, nuôi thủy sản), trang trại (gia súc, gia cầm) trên địa bàn trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản và xử lý nghiêm các vi phạm.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện việc ký cam kết và quản lý sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. Rà soát, thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Rà soát, kiểm tra việc đăng ký điều kiện kinh doanh dịch vụ của tổ chức, cá nhân đánh giá sự phù hợp lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng ngành nghề kinh doanh có điều kiện (an toàn thực phẩm; buôn, bán thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,...); cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cấp huyện theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở thuộc diện phải đăng ký kinh doanh mà sau khi hoạt động không đăng ký kinh doanh; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở hai lần liên tiếp xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..
- Phối hợp với các Sở, các đơn vị có liên quan trong việc xử lý các cơ sở vi phạm quy định về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định tại Điều 9, Quyết định số 2481/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố; kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách quản lý.
- Chỉ đạo Trạm Y tế xã tổ chức kiểm tra, lấy mẫu giám sát nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các bếp ăn nhóm trẻ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khu vực lễ hội, hội chợ ẩm thực do cấp xã quản lý, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống di động (cỗ cưới hỏi, đám ma...) theo quy định.
- Rà soát, thống kê, cập nhật danh sách quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý;
- Tổ chức ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; lưu giữ hồ sơ ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tại địa phương theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Phối hợp với các Sở chuyên ngành, các đơn vị có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải phòng và các cơ quan thông tin, truyền thông phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác, lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không đảm bảo chất lượng.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các Hội, đoàn thể thành phố tăng cường vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn theo quy định.
Yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc tổ chức, thực hiện Chỉ thị; định kỳ hàng tháng các đơn vị được giao nhiệm vụ báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công phân cấp cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2017 triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Kế hoạch 253/KH-UBND năm 2017 về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2018
- 5Kế hoạch 57/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 4027/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 4Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 7Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 3005/CT-BNN-TY năm 2017 về tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công phân cấp cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2017 triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 14Quyết định 580/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Năm cao điểm hành động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 15Kế hoạch 253/KH-UBND năm 2017 về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2018
- 16Kế hoạch 57/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 17Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 18Quyết định 4027/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 14/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/06/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Xuân Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực