Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2010/CT-UBND | Thành phố Cao Lãnh, ngày 15 tháng 09 năm 2010 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN CÁT SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi lòng sông Tiền và sông Hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từng bước đã đi vào nền nếp, đúng quy định đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát trái phép và không đúng giấy phép vẫn còn xảy ra trong những thời điểm nhất định, ảnh hưởng đến dư luận nhân dân, gây tác động đến môi trường, sạt lở bờ sông, cản trở giao thông, lãng phí tài nguyên và thất thu ngân sách nhà nước.
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát sông trên địa bàn Tỉnh theo đúng Luật Khoáng sản và các văn bản thi hành luật, Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020 cho các ngành, huyện, thị xã, thành phố để cùng phối hợp quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, xây dựng kế hoạch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn, có chú ý đến các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở và vùng giáp ranh giữa các địa phương. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hoạt động khai thác cát trái phép. Báo cáo và đề xuất kịp thời với Ủy ban nhân dân Tỉnh những khu vực khai thác có ảnh hưởng đến môi trường và nguy cơ sạt lở bờ sông để điều chỉnh cho hợp lý.
c) Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về việc thẩm định hồ sơ và cấp phép hoạt động khai thác cát, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khu vực đã được cấp phép.
d) Kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định điều chỉnh hoặc thu hồi các giấy phép khai thác đã cấp chưa đúng quy định.
đ) Tăng cường năng lực và chất lượng thẩm định hồ sơ hoạt động khoáng sản, đảm bảo việc cấp phép thăm dò, khai thác cát đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan.
e) Tăng cường công tác triển khai các văn bản pháp luật về hoạt động khoáng sản đến các đơn vị khai thác cát học tập quán triệt, thường xuyên nhắc nhở các đơn vị khai thác cát thực hiện đúng nội dung giấy phép được cấp và các quy định khác của nhà nước có liên quan về hoạt động khoáng sản. Hướng dẫn các đơn vị được phép khai thác có giải pháp tự quản lý và bảo vệ khu vực mỏ đã được cấp thẩm quyền cấp phép.
f) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân nơi có mỏ cát về mục đích, yêu cầu và hiệu quả của việc khai thác cát và hướng dẫn, động viên nhân dân cùng tham gia kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cát.
g) Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động khai thác cát về Ủy ban nhân dân Tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quí, năm.
a) Tổ chức kiểm tra và tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong hoạt động kinh doanh mua bán cát, sai phạm về thực hiện chế độ tài chính. Kiểm tra chứng từ mua bán cát đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có mua cát khi quyết toán công trình.
b) Chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cân đối ngân sách, thống nhất phần trích lại từ nguồn thu phí xử phạt để sử dụng cho việc mua sắm trang thiết bị và các khoản chi phí theo quy định phục vụ cho công tác kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, huyện.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Cục Thuế Tỉnh tổ chức khảo sát và thường xuyên theo dõi giá bán cát. Đề xuất trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành giá mới theo từng giai đoạn cho phù hợp.
a) Tổ chức kiểm tra và tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xử lý việc kê khai, đăng ký các hoạt động liên quan đến khai thác, vận chuyển, bến bãi tập kết, kinh doanh cát sông theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phí và lệ phí trong khai thác cát.
b) Thực hiện việc quản lý thu thuế theo quy định của Luật Thuế; đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh các giải pháp nhằm tránh thất thu ngân sách từ các hoạt động khai thác, kinh doanh cát lòng sông (nếu có).
a) Hoàn chỉnh các văn bản để tham mưu Ủy ban nhân Tỉnh gởi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan để Ủy ban nhân dân Tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ thông qua và phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm, khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản.
b) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020 theo quy định và thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch.
a) Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về khai thác cát khi có yêu cầu và chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, đường bộ, cảnh sát môi trường tăng cường công tác tuần tra, xử lý các phương tiện và chủ phương tiện hoạt động khai thác, vận chuyển cát sông không đúng quy định về an toàn giao thông đường thủy, đường bộ.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án, địa điểm hạ tải các phương tiện chở quá tải tại các vị trí thuận lợi trên địa bàn Tỉnh để ngăn chặn hữu hiệu việc vận chuyển quá tải, cũng như việc vận chuyển cát trái phép của các phương tiện đường thủy nội địa. Tăng cường kiểm tra xử lý các phương tiện tham gia hoạt động trên sông không đảm bảo điều kiện quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt chú ý đến các phương tiện hoạt động khai thác cát sông.
Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức kiểm tra và tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xử lý việc kê khai, đăng ký các hoạt động liên quan đến khai thác, vận chuyển, bến bãi tập kết, kinh doanh cát sông theo quy định của pháp luật. Chi cục Quản lý thị trường có kế hoạch thường xuyên kiểm tra chứng từ, hóa đơn đối với các phương tiện vận chuyển cát trên sông thuộc địa bàn Tỉnh quản lý.
a) Tổ chức kiểm tra và tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý các biện pháp an toàn giao thông trong khai thác, vận chuyển cát; điều kiện, tiêu chuẩn của người vận hành phương tiện thủy, người điều khiển phương tiện khai thác cát theo thẩm quyền.
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa đối với các phương tiện khai thác, vận chuyển cát như việc đăng ký đăng kiểm, tín hiệu và phao tiêu, bằng cấp chuyên môn của thuyền viên.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên khảo sát, theo dõi, đánh giá nguyên nhân gây sạt lở bờ sông; có báo cáo và đề xuất kịp thời các giải pháp ngăn ngừa và khắc phục sạt lở bờ sông có hiệu quả.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi có hoạt động khai thác cát sông
a) Tổ chức quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, cát sông theo quy định. Đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản, cát sông thuộc địa bàn chưa được cấp phép khai thác.
b) Tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn của các tổ chức và cá nhân, nhất là các ghe bơm hút cát trái phép; phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định của pháp luật.
c) Chỉ đạo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn.
d) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và giám sát tình hình sạt lở bờ sông, có báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và đề xuất.
đ) Phối hợp, hỗ trợ cho Đoàn kiểm tra liên ngành Tỉnh hoạt động trên địa bàn trong việc quản lý, kiểm tra các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, tập kết tại bãi, vận chuyển, kinh doanh cát sông.
e) Lập các bến, bãi cố định dùng để neo đậu phương tiện thủy vi phạm bị tạm giữ trong thời gian chờ các ngành chức năng xử lý;
g) Tổ chức điều tra và kiểm tra hành chính các phương tiện ghe, tàu bơm hút, vận chuyển, tiêu thụ cát, đồng thời mời các chủ phương tiện này đến nghe tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động khoáng sản, yêu cầu có cam kết không vi phạm về hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát sông và đảm bảo an toàn giao thông thủy theo quy định của pháp luật.
h) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên cát sông có trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh trái phép.
i) Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân nơi có mỏ cát về mục đích, yêu cầu và hiệu quả của việc khai thác cát và hướng dẫn, động viên nhân dân cùng tham gia kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cát.
10. Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát
a) Lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản đúng theo quy định;
b) Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung giấy phép được cấp, Quyết định số 18/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Tỉnh quy định về hoạt động khai thác cát trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản và quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa.
c) Tăng cường quản lý các đội khai thác trực tiếp tại mỏ, đảm bảo khai thác theo thiết kế mỏ đã lập và phê duyệt, thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong báo cáo ĐTM đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện báo cáo định kỳ đầy đủ, đúng thời hạn; giám sát liên tục và chặt chẽ tại hiện trường về kỹ thuật khai thác. Thực hiện cắm mốc trên bờ phạm vi khai thác để chính quyền cơ sở và nhân dân giám sát. Phải có trách nhiệm tự quản lý và bảo vệ khu vực mỏ đã được cấp thẩm quyền cấp phép cho mình. Phải lập sổ nhật ký mua bán hàng ngày tại mỏ để cung cấp cho Đoàn kiểm tra liên ngành khi có yêu cầu.
d) Phải có đủ năng lực, nhân lực, trình độ chuyên môn, thiết bị, phương tiện hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật. Bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ đúng trình độ chuyên môn theo quy định tại Điều 19 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
e) Nghiêm cấm các hành vi khai thác cát sông trái phép; bán cát không xuất hóa đơn, chứng từ; khai thác không đúng tọa độ, khu vực. Thực hiện nghiêm về thời gian hoạt động khai thác cát trong ngày; cấm hành vi gian lận trong lập hóa đơn, chứng từ như: vào sổ không trung thực, không đầy đủ, không đúng khối lượng khai thác thực tế.
11. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về tăng cường quản lý, khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2011 tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; chấn chỉnh hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Chỉ thị 15/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản cát lòng sông trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Chỉ thị 08/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 34/2013/QĐ-UBND về Quy định hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2011 tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; chấn chỉnh hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Chỉ thị 15/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản cát lòng sông trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Chỉ thị 08/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 18/2006/QĐ-UBND quy định về hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Quyết định 34/2013/QĐ-UBND về Quy định hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Chỉ thị 14/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 14/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/09/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Lê Vĩnh Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra