- 1Quyết định 198/2007/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 554/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1592/QĐ-TTg năm 2009 về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 19/2015/CT-UBND về tăng cường biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, bán đất, cầm cố đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14 /2010/CT-UBND | Đồng Xoài, ngày 15 tháng 9 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG BÁN ĐIỀU NON, CẦM CỐ ĐẤT, BÁN ĐẤT TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là hộ nghèo nhằm đảm bảo cho đồng bào sống bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp (không có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở) có đất sản xuất và đất ở để ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tổ chức thực hiện có hiệu quả, từ đó đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được nâng cao, an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số được ổn định. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vay tiền với lãi suất cao để xây nhà, mua sắm, tiêu xài xa xỉ,… dẫn đến mất khả năng chi trả, phải thế chấp đất sản xuất, đất ở, bán điều non và bán đất để trừ nợ, tình trạng này đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để kịp thời ngăn chặn tình trạng bán điều non, cầm cố đất, vay tiền với lãi xuất cao phải bán đất sản xuất, đất ở để trừ nợ, dẫn đến việc không còn đất sản xuất và đất ở của một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số; xử lý nghiêm những đối tượng chuyên môi giới, xúi dục, tuyên truyền lối sống thực dụng và cho vay nặng lãi, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Nghiêm cấm việc mua bán, sang nhượng đất xâm canh (đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, giao khoán, cho thuê đất) trong nhân dân trên địa bàn tỉnh dưới mọi hình thức; cương quyết thực hiện Quy định tại Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ, đối với đất do Nhà nước hỗ trợ theo chính sách “không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất sản xuất trong thời gian 10 năm kể từ ngày Nhà nước giao đất”; kiên quyết cưỡng chế, thu hồi lại diện tích đất chính sách Nhà nước hỗ trợ (theo các Chương trình 134, 193, 33 …) đối với một số hộ dân đã cầm cố, sang nhượng trái phép và có biện pháp xử lý thích đáng.
2. Các cấp, các ngành chủ động lập kế hoạch củng cố, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, về đất đai, kinh tế đời sống nhân dân, đặc biệt tại những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về tác hại của việc bán điều non, cầm cố đất sản xuất và vay tiền với lãi suất cao trong thời gian dài; đấu tranh ngăn chặn tình trạng xúi dục, dụ dỗ, kích thích lối sống thực dụng, cho vay nặng lãi, ép buộc bán vườn điều, bán đất sản xuất và đất ở để trừ nợ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng, các hành vi môi giới, cho vay nặng lãi, ép buộc sang nhượng đất sản xuất, đất ở, nhà ở làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì lập đủ thủ tục, trình tự truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã.
5.1. Ban Dân tộc
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012” và Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 13/5/2010 của UBND tỉnh về tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010 - 2015. Phối hợp thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg, ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nghe, hiểu được tác hại của việc bán điều non, cầm cố đất sản xuất và vay tiền với lãi suất cao trong thời gian dài;
b) Chủ trì lập kế hoạch sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước bồi dưỡng và hỗ trợ cho già làng, người có uy tín trong cộng đồng theo chế độ chi trả cho báo cáo viên để tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
c) Phối hợp với Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình cụ thể của từng huyện, thị xã; đề xuất các phương án thu hồi diện tích đất chính sách Nhà nước hỗ trợ đối với một số hộ dân đã cầm cố, sang nhượng trái phép.
5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị tham mưu UBND tỉnh phương thức cấp đất chính sách và biện pháp chế tài theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau quy hoạch 3 loại rừng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh giao đất cho các địa phương (cấp huyện) để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân thuộc Chương trình 134 (cần thiết thực hiện theo cơ chế đo đạc, cấp độc lập).
c) Tham mưu, đề xuất phương án giải quyết dứt điểm những diện tích đất sản xuất nằm trong lâm phần của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã sử dụng ổn định từ trước đến nay, không tranh chấp (theo phương thức thu hồi đất lâm nghiệp; thực hiện cơ chế đo độc lập cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số) trên địa bàn tỉnh theo điểm a khoản 3 điều 1 Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Đất do đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đang sinh sống và sử dụng ổn định từ trước đến nay, hiện thuộc quyền quản lý của các nông trường, lâm trường thì các nông trường, lâm trường tiến hành bàn giao diện tích trên cho chính quyền địa phương để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ theo quy định”.
5.3. Công an tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các địa phương, các ngành có liên quan chỉ đạo đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng cho vay nặng lãi, ép buộc người dân phải cầm cố, bán đất sản xuất và đất ở. Các đối tượng lợi dụng danh nghĩa hợp tác xã để huy động đồng bào góp vốn bằng hình thức góp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đồng bào vay tiền ngân hàng phục vụ mục đích cá nhân.
b) Phối hợp với các cơ quan (Tòa án, Viện Kiểm sát,..) thực hiện xét xử lưu động các đối tượng, vụ việc điển hình về cho vay nặng lãi ép buộc lấy đất của đồng bào dân tộc thiểu số … để răn đe các đối tượng khác.
5.4. Thanh tra tỉnh
Tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp với các ngành tiến hành thanh, kiểm tra tại các địa phương, điểm nóng về tình trạng bán điều non, cầm cố đất vay tiền với lãi xuất cao; đề xuất UBND tỉnh những giải pháp cụ thể để ngăn chặn.
5.5. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Phước
Tăng cường thời lượng phát sóng tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tuyên truyền, vận động người dân nghe, hiểu được tác hại của việc bán điều non, cầm cố đất sản xuất và vay tiền với lãi suất cao.
5.6. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Căn cứ vào nội dung, phương án đề xuất của UBND cấp huyện và các ngành chức năng liên quan, tổng hợp, tham mưu UBND bổ sung nguồn vốn từ ngân sách tỉnh giải quyết cho vay để khắc phục tình trạng trên đối với từng trường hợp cụ thể.
5.7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên và các sở, ngành tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm giúp người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được tác hại của việc cầm cố đất và vay tiền với lãi suất cao phải bán điều non, bán đất để trừ nợ; vận động, hướng dẫn người dân ở vùng sâu, xa áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất và đời sống; hướng dẫn lập phương án sản xuất để vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội; sử dụng hiệu quả kinh phí đầu tư hỗ trợ sản xuất và đời sống từ các chương trình mục tiêu của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
5.8. Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện chỉ thị này có hiệu quả.
5.9. UBND các huyện, thị xã
a) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ được những ảnh hưởng xấu của việc bán điều non, cầm cố đất vay tiền với lãi xuất cao đến việc phát triển kinh tế gia đình nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn nói chung;
b) Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác quản lý về đất đai, về nhân khẩu và an ninh trật tự trên địa bàn; thống kê lập danh sách và có biện pháp giáo dục các đối tượng môi giới cho vay nặng lãi trên địa bàn; nắm chắc tình hình các hộ dân bán điều non, cầm cố, bán đất sản xuất, đất ở để báo cáo, có phương án xử lý kịp thời;
c) Tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng hương ước khu dân cư, phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
d) Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn tổ chức, triển khai nhanh, đúng thời gian quy định các chương trình mục tiêu và chính sách dân tộc trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã kiên quyết không chứng thực đối với những trường hợp chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc đất chính sách được Nhà nước hỗ trợ;
e) Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp triển khai thực hiện tốt các chính sách cho các đối tượng hộ nghèo vay tiền để phát triển sản xuất, nhất là đối tượng hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 34/2001/CT-UB về tăng cường quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất, san lấp mặt bằng, xây dựng, mua bán, chuyển nhượng nhà đất bất hợp pháp tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 17/2002/CT-UB về một số biện pháp cấp bách tăng cường quản lý đất đai; ngăn chặn, xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 19/2015/CT-UBND về tăng cường biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, bán đất, cầm cố đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 1Chỉ thị 19/2015/CT-UBND về tăng cường biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, bán đất, cầm cố đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 1Chỉ thị 34/2001/CT-UB về tăng cường quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất, san lấp mặt bằng, xây dựng, mua bán, chuyển nhượng nhà đất bất hợp pháp tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 17/2002/CT-UB về một số biện pháp cấp bách tăng cường quản lý đất đai; ngăn chặn, xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 198/2007/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 554/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1592/QĐ-TTg năm 2009 về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 14/2010/CT-UBND tăng cường biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 14/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/09/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Bùi Văn Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/09/2010
- Ngày hết hiệu lực: 04/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực