- 1Nghị định 118/2006/NĐ-CP về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
- 2Luật Cư trú 2006
- 3Nghị định 119-CP năm 1994 Quy định quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp
- 4Thông tư 109/1998/TT-TCCP sửa đổi Thông tư 28/TCCP-ĐP-1995 hướng dẫn quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp do Ban Tổ Chức Cán Bộ Chính Phủ ban hành
- 5Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 6Luật Đất đai 2003
- 7Chỉ thị 364-CT năm 1991 giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2009/CT-UBND | Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2009 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
Bộ hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính (ĐGHC) các cấp của tỉnh Thái Nguyên được lập trong thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC tỉnh, huyện, xã và các bộ hồ sơ, bản đồ được lập mới, bổ sung chỉnh lý và mốc ĐGHC được cắm mới khi thực hiện điều chỉnh ĐGHC đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đưa vào lưu trữ, quản lý, khai thác sử dụng theo Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ, đây là căn cứ pháp lý rất quan trọng để Nhà nước quản lý địa giới hành chính.
Sau khi bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp của tỉnh được lưu trữ và khai thác sử dụng, nhiều địa phương đã thực hiện quản lý nghiêm túc theo đúng quy định tại Nghị định số 119/CP của Chính phủ, làm căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước theo lãnh thổ ở địa phương. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa quan tâm đến công tác quản lý hồ sơ, bản đồ ĐGHC, dẫn tới tài liệu bị rách nát hoặc bị mất; mốc ĐGHC bị phá hỏng nhưng chưa tổ chức khôi phục lại; khi thay đổi cán bộ quản lý hồ sơ địa giới, Chủ tịch UBND các cấp chưa chỉ đạo rõ việc bàn giao hồ sơ, tài liệu cho người kế nhiệm để quản lý theo quy định. Việc giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC chưa rõ trách nhiệm, một số địa phương còn để tồn đọng kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước và tư tưởng của nhân dân.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo phân vạch địa giới hành chính các cấp và công tác quản lý bản đồ, hồ sơ, mốc địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công (gọi chung là cấp huyện) thực hiện nghiêm túc các công việc sau đây:
a) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) kiểm tra, rà soát lại hiện trạng số lượng, chất lượng bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính hiện đang lưu trữ tại địa phương.
Những địa phương có bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC bị hỏng (rách, nát) hoặc bị mất thì UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo UBND cấp xã xác minh rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm cụ thể cho tổ chức hoặc cá nhân; nếu không thực hiện được thì phải chủ động phối hợp với các cơ quan Thanh tra, đơn vị chuyên môn thực hiện xác minh báo cáo UBND cấp huyện xem xét trước ngày 31/12/2009 để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật cụ thể là:
- Người được giao trách nhiệm quản lý, nếu làm hỏng, làm mất hồ sơ, bản đồ ĐGHC thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ hoặc xử lý theo các quy định khác của pháp luật.
- Kết quả xác minh, xử lý kỷ luật và xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức làm mất, làm hỏng hồ sơ, bản đồ phải báo cáo UBND tỉnh và Sở Nội vụ.
b) Phối hợp với UBND cấp huyện có liên quan chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý tổ chức kiểm tra, rà soát và khôi phục lại hiện trạng ban đầu đối với các mốc ĐGHC tỉnh, cấp huyện, cấp xã bị hỏng, bị mất ở địa phương và tổ chức bàn giao quản lý theo quy định.
c) Tổ chức sao (phôtôcopy) hồ sơ, bản đồ ĐGHC và giao cho UBND cấp xã, phòng Nội vụ để quản lý, khai thác sử dụng trong công tác quản lý địa giới hành chính ở địa phương. Tuyệt đối không mang hồ sơ, bản đồ gốc ra khỏi trụ sở UBND cấp xã và nơi lưu trữ khi chưa được Chủ tịch UBND cùng cấp cho phép.
d) Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, công chức, Trưởng xóm, Tổ trưởng Tổ dân phố và nhân dân về việc quản lý mốc ĐGHC các cấp.
2. Các cấp chính quyền địa phương (Cấp huyện, cấp xã) căn cứ vào hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC để quản lý Nhà nước theo lãnh thổ đã được phân vạch. Bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC là căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp. Khi có tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC, các cấp chính quyền địa phương giải quyết theo nguyên tắc:
a) Tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC cấp nào thì trên cơ sở các quy định và trình tự hiện hành của Nhà nước UBND các đơn vị hành chính cấp đó trao đổi với nhau để thống nhất giải quyết, có sự chứng kiến của UBND cấp trên trực tiếp; kết quả giải quyết phải báo cáo cấp trên trực tiếp và UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ); nếu không giải quyết được thì báo cáo UBND cấp trên trực tiếp tổng hợp đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
b) Tình trạng xâm canh thực hiện giải quyết theo quy định tại Luật Đất đai; xâm cư thực hiện giải quyết theo quy định tại Luật Cư trú.
c) Trong quá trình sử dụng hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC các sở, ban, ngành, địa phương nếu phát hiện mâu thuẫn (chưa chính xác) thì phản ánh về Sở Nội vụ để nghiên cứu báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.
Hằng năm trước ngày 01/12, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) về hiện trạng số lượng, chất lượng hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC và các điểm tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp tại địa phương.
3. Kinh phí sao hồ sơ, bản đồ và khôi phục lại mốc ĐGHC thuộc cấp nào do ngân sách Nhà nước cấp đó đảm bảo theo Luật Ngân sách nhà nước. Kinh phí làm lại hồ sơ, bản đồ do bị hỏng, bị mất lấy từ số tiền bồi thường trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức và kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Thống nhất xác định việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính các cấp phải được thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Nghị định số 119/CP của Chính phủ và các Thông tư số 28/TCCP-ĐP ngày 17/3/1993 và Thông tư số 109/1998-TT-TCCP ngày 28/5/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Các cơ quan và cá nhân được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ hồ sơ, bản đồ ĐGHC tuyệt đối không để tình trạng bị mất, bị hỏng; khi thay đổi công tác phải thực hiện nghiêm túc việc bàn giao hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC cho người kế nhiệm theo quy định tại Nghị định số 119/CP của Chính phủ.
4. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan:
a) Hướng dẫn cấp, ngành thực hiện chỉ thị này, tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra việc quản lý, sử dụng, lưu trữ hồ sơ về địa giới hành chính, kế hoạch phương án cụ thể, chỉnh lý hồ sơ, bản đồ, mốc địa giới hành chính khi có thay đổi và khôi phục mốc địa giới hành chính bị mất hỏng, chia tách, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả kiểm tra, phê duyệt trước ngày 30/3/2010.
b) Thường xuyên tổng hợp theo Quý các vấn đề tranh chấp địa giới hành chính, báo cáo kịp thời để UBND tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp trên địa bàn tỉnh.
c) Xây dựng kế hoạch và phân công các thành viên ban chỉ đạo kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, báo cáo Trưởng ban phê duyệt để thực hiện.
5. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương liên quan:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện quản lý đất đai theo Luật Đất đai hiện hành, trong đó có việc xâm canh của các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân với các đơn vị hành chính liền kề.
b) Chỉ đạo kỹ thuật phân vạch các tuyến ĐGHC ngoài thực địa; hướng dẫn kỹ thuật lập hồ sơ, bản đồ, cắm mốc ĐGHC các cấp.
c) Chỉ đạo, tổ chức việc đo đạc các loại bản đồ theo ĐGHC đã được phân vạch.
6. Giao Thanh tra tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các địa phương điều tra, xác minh để xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức làm mất, hư hỏng hồ sơ, bản đồ ĐGHC ở địa phương.
7. Giao Công an tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện quản lý dân cư theo quy định tại Luật Cư trú.
8. Giao Sở Tài chính chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị này theo chức năng, nhiệm vụ quy định.
9. Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài Nguyên và Môi trường, Tài Chính, Giám đốc Công an tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn của tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc các sở, ngành, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét giải quyết./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2009 về tăng cường công tác quản lý hồ sơ địa giới, mốc địa giới hành chính các cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 2Kế hoạch 11/KH-UBND về kiểm tra công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính năm 2016 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị định 118/2006/NĐ-CP về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
- 2Luật Cư trú 2006
- 3Nghị định 119-CP năm 1994 Quy định quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp
- 4Thông tư 109/1998/TT-TCCP sửa đổi Thông tư 28/TCCP-ĐP-1995 hướng dẫn quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp do Ban Tổ Chức Cán Bộ Chính Phủ ban hành
- 5Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 6Luật Đất đai 2003
- 7Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2009 về tăng cường công tác quản lý hồ sơ địa giới, mốc địa giới hành chính các cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 8Chỉ thị 364-CT năm 1991 giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 9Kế hoạch 11/KH-UBND về kiểm tra công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính năm 2016 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 14/2009/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính các cấp của tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 14/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Đặng Viết Thuần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực