Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2008/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2008 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 448/QĐ-BGTVT ngày 22/02/2005 ban hành Chương trình hành động của Bộ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Chỉ thị số 09/2005/CT-BGTVT ngày 03/06/2005 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong ngành Giao thông vận tải.
Qua 03 năm triển khai thực hiện, toàn ngành Giao thông vận tải đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác xây dựng, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; kiểm tra, kiểm soát môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới; ứng dụng công nghệ xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, đào tạo nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 01/09/2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 2676/QĐ-BGTVT thành lập Vụ Môi trường trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giao thông vận tải.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải vẫn đòi hòi sự đổi mới, tập trung, nỗ lực cao hơn nữa của các cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành để thực hiện những nhiệm vụ mới được Chính phủ giao, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội đất nước.
Nhằm tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường giao thông vận tải trong tình hình mới, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Ngành tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Vụ Môi trường chủ trì, phối hợp với Hội Môi trường GTVT Việt Nam, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải.
2.1. Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục củng cố, tăng cường nhân lực cho Vụ Môi trường và thành lập bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong cơ cấu tổ chức của các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành.
2.2. Các Tập đoàn, Tổng Công ty và doanh nghiệp nhà nước trong ngành Giao thông vận tải tổ chức bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp.
a/ Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng trình Bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành Giao thông vận tải.
b/ Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường giao thông vận tải phục vụ công tác quản lý môi trường.
c/ Chủ trì, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu về môi trường và phát triển bền vững trong ngành Giao thông vận tải theo Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
d/ Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành Giao thông vận tải.
đ/ Phối hợp với các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong ngành Giao thông vận tải, đặc biệt chú trọng việc thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện.
3.4. Các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ:
3.4.1 Nhiệm vụ chung:
a/ Xây dựng, trình Bộ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực quản lý.
b/ Thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Tổng Cục, Cục làm chủ đầu tư và tổ chức thực hiện đầy đủ các cam kết bảo vệ môi trường, chương trình quản lý, giám sát môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.
c/ Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường đối với các hoạt động giao thông vận tải trong phạm vi quản lý theo thẩm quyền và báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d/ Chỉ đạo đề xuất, đăng ký và triển khai thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động về công tác bảo vệ môi trường, an ninh năng lượng và đánh giá, dự báo, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải trong lĩnh vực quản lý.
3.4.2 Một số nhiệm vụ cụ thể:
a/ Tổng Cục Đường bộ Việt Nam:
- Chỉ đạo nghiên cứu và có giải pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường trong khai thác Hầm đường bộ Hải Vân; báo cáo Bộ kịp thời các vấn đề vượt quá thẩm quyền.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, giải pháp thân thiện môi trường trong giảm thiểu bụi, tiếng ồn, xử lý sụt trượt, phòng chống ngập lụt công trình đường bộ.
b/ Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, tham vấn ý kiến xã hội và hoàn thiện “Đề án kiểm soát khí thải môtô, xe máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn" trình Bộ xem xét để trình Chính phủ trong năm 2009.
- Xây dựng "Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 3, 4, 5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" trình Bộ xem xét để trình Chính phủ trong năm 2010.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xây dựng cơ sở dữ liệu về ô nhiễm môi trường của các phương tiện giao thông vận tải.
c/ Cục Hàng hải Việt Nam:
- Tổ chức xây dựng thí điểm trạm tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh và mở rộng áp dụng cho các cảng biển khác trong phạm vi cả nước.
- Đánh giá, xây dựng và ứng dụng thí điểm các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng tới hệ thống cảng biển Việt Nam.
d/ Cục Y tế Giao thông vận tải chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế, khu chăm sóc, khu điều dưỡng trực thuộc đầu tư hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải theo quy định và định kỳ quan trắc, đo đạc, đánh giá theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam các thông số môi trường về nước thải, khí thải; Báo cáo Bộ kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
đ/ Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông tổ chức việc thẩm định thiết kế và quản lý chất lượng các công trình xử lý môi trường trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
3.6. Các Tập đoàn, Tổng Công ty và các doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải:
3.6.1 Nhiệm vụ chung:
a/ Thiết lập và triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 80% doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
b/ Xây dựng, thực hiện các định mức tiêu thụ nhiên liệu, các quy chế về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Khuyến khích nghiên cứu cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp.
c/ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức thực hiện việc thu gom, phân loại, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp theo quy định.
d/ Chủ trì, phối hợp với các tổ chức có chuyên môn định kỳ quan trắc, đo đạc, đánh giá theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam các thông số môi trường về nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ, cảng biển, cảng sông, phá dỡ tàu cũ, chế tạo ôtô, xe máy, súc rửa tàu dầu; Báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
đ/ Thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động đầu tư xây dựng và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3.6.2 Một số nhiệm vụ cụ thể:
a/ Các doanh nghiệp hoạt động trước ngày 01/07/2006 mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường khẩn trương lập Đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ.
b/ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng lộ trình và tổ chức lắp đặt thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các đoàn tàu khách; Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% số toa xe khách trên các đoàn tàu khách Thống Nhất và đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% số toa xe khách được lắp đặt thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt.
c/ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển HUYNDAI-VINASHIN xử lý triệt để chất thải hạt mài NIX đã qua sử dụng và đưa Công ty ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu biển trong Tập đoàn.
Công tác bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành để thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Đề nghị các Bộ, Ngành, Uỷ Ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 09/2005/CT-BGTVT về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Nghị định 81/2007/NĐ-CP về tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
- 3Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 5Chỉ thị 26/2007/CT-TTg về theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên-môi trường và phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 7Quyết định 2676/QĐ-BGTVT năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Vụ Môi trường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 317/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải giai đoạn 2013 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chỉ thị 14/2008/CT-BGTVT về việc tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 14/2008/CT-BGTVT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/12/2008
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra