Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 5 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác góp ý vào dự thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các văn bản quy định chi tiết thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác (Viết tắt là dự thảo văn bản quy phạm pháp luật) trên địa bàn tỉnh đã được các Sở, Ban, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, đạt được kết quả tích cực, góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của văn bản trong thực tiễn thi hành, tăng cường tính dân chủ, phát huy trách nhiệm của công dân cũng như bảo đảm tốt hơn sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội… trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện công tác này tại địa phương cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: một số Sở, Ban, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, thiếu chủ động nghiên cứu trong việc tham gia đóng góp ý kiến; nội dung, chất lượng của các ý kiến chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tập trung nhiều vào nội dung của dự thảo văn bản, nhiều cơ quan được lấy ý kiến chưa làm hết trách nhiệm, thường chỉ có ý kiến vào nội dung có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình phụ trách;…
Nhằm nâng cao chất lượng việc tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có ý kiến như sau:
1. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế
a) Thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy trình xây dựng, lấy ý kiến đối với văn bản quy phạm pháp luật.
b) Phổ biến, quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức làm công tác pháp chế; cán bộ, công chức có liên quan về vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc thực hiện công tác này.
c) Có trách nhiệm triển khai, tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu tham gia góp ý; các ý kiến tham gia phải thể hiện chính kiến, không góp ý một cách hình thức; căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để đối chiếu về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; căn cứ vào tình hình thực tiễn hoạt động của ngành, lĩnh vực, địa phương mình để nhận xét, đánh giá, dự báo tính phù hợp, khả thi các quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định nào để quá trình triển khai được thuận lợi, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý điều hành.
d) Có biện pháp nâng cao chất lượng, bảo đảm tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong công tác góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện những quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội để có ý kiến ngay từ khâu dự thảo.
đ) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời phát huy vai trò, sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện công tác này, nhất là các văn bản có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
e) Đối với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp thì phải xác định rõ những vấn đề cần lấy ý kiến, bảo đảm thời gian để các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia ý kiến theo đúng quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản khác có liên quan.
g) Đăng tải kịp thời và đầy đủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc lấy ý kiến lên Cổng/ Trang thông tin điện tử cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo quy định để các cơ quan, đơn vị, địa phương thuận tiện trong việc truy cập, tham gia đóng góp ý kiến.
h) Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện việc góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo đảm chất lượng của văn bản tham gia góp ý và thời hạn theo yêu cầu.
i) Quan tâm kiện toàn tổ chức và tăng cường công tác bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu, bố trí kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật pháp luật. Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng như thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định của pháp luật.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận; đoàn thể cấp tỉnh và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khi được đề nghị.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đăng tải kịp thời và đầy đủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc lấy ý kiến lên Cổng thông tin điện tử tỉnh theo quy định để các cơ quan, đơn vị, địa phương thuận tiện trong việc truy cập, tham gia đóng góp ý kiến.
b) Thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, các văn bản khác có liên quan đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
4. Sở Tư pháp
a) Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, các văn bản khác có liên quan đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung tại Chỉ thị này, định kỳ hoặc theo yêu cầu tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 874/QĐ-SXD-TĐDA năm 2011 về Quy định quy trình tiếp nhận thụ lý hồ sơ: góp ý kiến về thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách và dự án phát triển nhà ở, dự án BT, BOT; thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật; dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc nhóm B, C; dự án phát triển nhà ở sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố (có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ trở lên) do Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 3535/UBND-KT năm 2015 về đóng góp ý kiến văn bản của Bộ Tài chính do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Quyết định 23/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp trong đóng góp ý kiến, xây dựng văn bản giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Quyết định 874/QĐ-SXD-TĐDA năm 2011 về Quy định quy trình tiếp nhận thụ lý hồ sơ: góp ý kiến về thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách và dự án phát triển nhà ở, dự án BT, BOT; thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật; dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc nhóm B, C; dự án phát triển nhà ở sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố (có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ trở lên) do Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Công văn 3535/UBND-KT năm 2015 về đóng góp ý kiến văn bản của Bộ Tài chính do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Quyết định 23/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp trong đóng góp ý kiến, xây dựng văn bản giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về nâng cao chất lượng tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra