Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Quảng Trị, ngày 11 tháng 09 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Trong thời gian qua công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tình hình vi phạm về mua bán, vận chuyển, săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã đã giảm rõ rệt. Trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây xuất hiện nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đến trú ngụ như: Rùa biển xuất hiện ở vùng biển các xã ven biển, Bò tót xuất hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Già đẫy Java và Bồ nông xuất hiện tại Thị trấn Cửa Việt huyện Gio Linh, Báo Hoa mai xuất hiện tại xã Hải Thọ huyện Hải Lăng, Cò Nhạn xuất hiện ở các xã Gio Mỹ huyện Gio Linh, xã Hải Lâm, Hải Thượng huyện Hải Lăng, xã Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Linh và xã Cam Tuyền, Cam Thanh huyện Cam Lộ. Các loài chim hoang dã đã về trú ngụ trong các vườn cây, công viên ở các vùng nông thôn cũng như đô thị, đặc biệt là ngay tại thành phố Đông Hà trung tâm tỉnh lỵ xuất hiện đàn Cò Nhạn lên đến hàng trăm con và nhiều loài chim về trú ngụ tạo nên một hình ảnh về môi trường sống đầy thân thiện. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn có hộ dân nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm làm cảnh chưa đăng ký với cơ quan chức năng và việc gây nuôi động vật hoang dã chưa đúng quy định; tình trạng săn bắt, buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến,...mẫu vật các loài động vật hoang dã trái phép vẫn còn xảy ra.
Bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm là một việc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường nói chung đang được thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm. Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép các loài động vật hoang dã, đặc biệt các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES). Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân về bảo vệ các loài động vật hoang dã (ĐVHD), nhất là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; trong đó tập trung quán triệt và triển khai thực hiện Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước CITES. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật. Phổ biến, quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh và sinh viên tại cơ quan, đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát, bảo tồn các loài ĐVHD với các nội dung: Không săn bắt, mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ ĐVHD trái với quy định của pháp luật; khuyến khích người dân thông tin về các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến các quy định về quản lý, bảo vệ ĐVHD cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hoặc tới đường dây nóng miễn phí của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên: 18001522.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các địa phương và lực lượng liên quan:
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo vệ ĐVHD, bảo vệ đa dạng sinh học đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và người dân trên địa bàn; ký cam kết về việc không kinh doanh, mua, bán, giết mổ, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo ĐVHD hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng trái pháp luật.
b) Quản lý chặt chẽ các cơ sở gây nuôi ĐVHD trên địa bàn. Tập trung kiểm tra các nhà hàng kinh doanh ăn uống, cơ sở chế biến, các nơi quảng cáo, các cơ sở bào chế thuốc y học cổ truyền; Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi nhốt, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ các loài ĐVHD trái phép, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm và công khai trước công luận về kết quả xử lý.
c) Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý bảo vệ ĐVHD trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao.
d) Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai tổ chức thực hiện và đề xuất cấp thẩm quyền biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ, bảo tồn các loài ĐVHD.
3. Giám đốc Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Công an chủ trì, phối hợp các ngành, lực lượng: Hải quan tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Thủy sản lập chuyên án đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm quy định pháp luật hiện hành về quản lý, bảo vệ ĐVHD; Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất các loài ĐVHD trái quy định, đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác và một số loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác.
4. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tổng biên tập Báo Quảng Trị, Thủ trưởng các cơ quan thông tấn báo chí chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, người dân không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nhất là loài nguy cấp, quý, hiếm. Kịp thời đưa tin những tấm gương điển hình về quản lý, gây nuôi phát huy hiệu quả kinh tế cao; tích cực phát hiện và lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES.
5. Giám đốc các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp và các chủ rừng khác trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển ĐVHD trên diện tích rừng, đất rừng được giao. Theo dõi và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng ĐVHD, xây dựng nội quy, lập bảng niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng có các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra săn bắt ĐVHD trong lâm phần mình quản lý.
6. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã: Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân về các chủ trương, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển ĐVHD, thực hiện “5 không”: không săn bắt, không vận chuyển, không buôn bán, không nuôi nhốt, không sử dụng trái phép các sản phẩm từ ĐVHD. Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi, phát triển các loài ĐVHD có nguồn gốc hợp pháp, nghiêm cấm việc nuôi ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp hoặc có nguồn gốc săn bắt từ rừng tự nhiên. Tăng cường kiểm tra tại các quán ăn, nhà hàng, các chợ, các địa điểm kinh doanh, các khu dân cư, các hộ đang nuôi nhốt ĐVHD để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về săn bắt, mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, trưng bày, quảng cáo,.... mẫu vật các loài ĐVHD.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 29/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện biện pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 441/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm thuộc thẩm quyền giải quyết và quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2020 về hành động ứng phó với nguy cơ xâm nhiễm vi rút Corona và các loại mầm bệnh nguy hiểm ở động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 6Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 7Kế hoạch 504/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 29/CT-TTg về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật, chim hoang dã do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 9Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã và bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10Công văn 2072/UBND-KTN năm 2023 thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ các loài Động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 11Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2023 về tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- 2Chỉ thị 29/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện biện pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2014 tăng cường chỉ đạo và thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2016 giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6Quyết định 441/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm thuộc thẩm quyền giải quyết và quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
- 7Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 8Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 9Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2020 về hành động ứng phó với nguy cơ xâm nhiễm vi rút Corona và các loại mầm bệnh nguy hiểm ở động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 10Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 11Kế hoạch 504/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 29/CT-TTg về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã do tỉnh Nghệ An ban hành
- 12Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật, chim hoang dã do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 13Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã và bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 14Công văn 2072/UBND-KTN năm 2023 thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ các loài Động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 15Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2023 về tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Đức Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra