Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Bình Dương, ngày 11 tháng 07 năm 2018 |
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả nhất định trên các lĩnh vực: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; kiện toàn, tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; công tác xây dựng giá đất; công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai,... góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tuy nhiên, tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng còn những tồn tại, hạn chế cần phải chấn chỉnh kịp thời, trong đó việc thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt ở một số địa phương chưa tốt, dẫn đến còn nhiều trường hợp sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng chưa đồng bộ.
Xuất phát từ tình hình trên, nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập, hạn chế trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng các vấn đề sau:
- Tiếp tục rà soát, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đầy đủ các quy định được giao thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh theo Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn theo thẩm quyền; đồng thời rà soát bãi bỏ, sửa đổi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi các quy định đã ban hành nhưng không phù hợp hoặc đã hết hiệu lực.
- Triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện, trong đó:
Thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm giúp cho người sử dụng đất tiếp cận các thông tin về đất đai, bảo đảm tính công khai minh bạch.
Tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm mà đã quá 03 năm nhưng chưa thực hiện theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
- Rà soát các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa triển khai thực hiện được, nhất là các dự án, công trình trọng điểm và các trường hợp có quyết định thu hồi đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014; làm rõ nguyên nhân, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch, biện pháp khắc phục để thực hiện các dự án, công trình đầu tư.
- Tổ chức rà soát các tổ chức kinh tế đã được nhà nước giao đất mà theo quy định của pháp luật đất đai thuộc đối tượng phải chuyển sang thuê đất, các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xác định giá đất cụ thể bảo đảm chất lượng và thời gian yêu cầu; thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là đối với những khu đất “vàng” sau khi rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất của Nhà nước để chống thất thu cho ngân sách nhà nước và phòng chống tiêu cực, tham nhũng; đề xuất thí điểm lập bản đồ giá đất và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai, trong đó tiếp tục cập nhật, chỉnh sửa các quy định thủ tục hành chính để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp quy định pháp luật hiện hành; Phối hợp thực hiện công bố, công khai, minh bạch Bộ thủ tục hành chính mới đã ban hành. Phối hợp tổ chức thực hiện cơ chế một cửa hiện đại, một cửa liên thông nhằm giải quyết tốt các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý đất đai và xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho các tổ chức và công dân.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020 theo Kế hoạch số 2168/KH-UBND ngày 31/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra đã ban hành để phát hiện, xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm, không để tồn tại kéo dài. Tập trung giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và môi trường đầu tư; chủ động tiếp nhận, xử lý, giải quyết triệt để, kịp thời các trường hợp phản ánh của người dân về tình hình vi phạm pháp luật đất đai để người dân tham gia giám sát thi hành Luật đất đai; chủ động đề xuất, kiến nghị thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai đối với những dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất mà qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí đất đai.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đối với các Công ty nông, lâm nghiệp theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 29/CT-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Rà soát tiến độ, tình hình triển khai Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ngành tài nguyên và môi trường. Trong đó, cần xây dựng kế hoạch cụ thể đến năm 2020 hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; triển khai việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại, tập trung, phục vụ đa mục tiêu.
đ) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã rà soát, kiện toàn, tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý đất đai cấp tỉnh, huyện, xã thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
a) Cân đối, bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước cho Sở Tài nguyên và Môi trường để đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất đai, hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý, sử dụng đất đai và phối hợp các ngành thanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai tại địa phương.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung quy định về phí, lệ phí trong lĩnh vực đất đai phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành rà soát, lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
d) Chủ động thẩm định phương án giá đất cụ thể, đảm bảo việc luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan theo hướng cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong công tác thẩm định giá đất cụ thể, tránh trường hợp tồn đọng hồ sơ.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Chủ đầu tư thẩm định các nguồn vốn thực hiện trong năm đối với các dự án, công trình cần thu hồi đất do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013; chủ trì rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư mà không triển khai thực hiện hoặc các dự án đầu tư chậm tiến độ, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Chủ trì thực hiện hoặc phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện rà soát các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội trên cơ sở đó có giải pháp xử lý những dự án chậm triển khai và hỗ trợ đối với những dự án có khả năng thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đối với các Công ty nông, lâm nghiệp theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 29/CT-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai để trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành áp dụng kịp thời. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật đất đai.
Tăng cường công tác thanh tra, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai (nhất là các vụ việc kéo dài nhưng chưa giải quyết dứt điểm) và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp đồng bộ để phòng ngừa, hạn chế tình trạng này; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức về chất lượng tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo thời hạn giải quyết theo đúng quy định.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng trên phạm vi toàn tỉnh; trường hợp có dấu hiệu sai phạm như sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn đất trái quy định hoặc quản lý không chặt chẽ để lấn chiếm đất thì kịp thời, kiên quyết xử lý theo quy định để quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng, đồng thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xử lý các sai phạm (nếu có) về Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Khẩn trương hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, bảo đảm chất lượng, đồng bộ và nâng cao tính khả thi; tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã và các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn; rà soát, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch hàng năm đã quá 03 năm nhưng chưa thực hiện theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
b) Định kỳ ngày 15 tháng 10 hàng năm đăng ký danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm về Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định theo đúng quy định.
c) Rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý và khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập, hạn chế trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết; các giấy chứng nhận đã ký chưa trao cho người được cấp; làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để hoàn thành giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng.
d) Hàng năm có kế hoạch tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng đất trên địa bàn để đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; chuyển quyền sử dụng đất, hợp thức hóa quyền sử dụng đất, phân lô tách thửa trái quy định. Các trường hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm, trường hợp nghiêm trọng, có tính chất phức tạp phải kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý theo quy định pháp luật.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã công khai danh sách các khu đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người dân tham gia giám sát, phát hiện, kiến nghị xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức sử dụng đất trên địa bàn.
e ) Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý, sử dụng quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2018. Đặc biệt kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những trường hợp cho thuê, cho mượn trái phép, sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, không lập hồ sơ cho thuê đất công ích hoặc hồ sơ không đầy đủ, rõ ràng, không thực hiện đăng ký đất đai theo quy định. Đồng thời tiến hành rà soát, kiểm kê trên thực địa các khu đất đang quản lý để đo đạc, xác định vị trí, diện tích, ranh giới mốc giới, loại đất, tình trạng sử dụng.
g) Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương cho thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương; bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
h) Chủ động rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất theo thẩm quyền; đặc biệt là các vấn đề tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trên địa bàn; giải quyết các khiếu nại, tố cáo... Trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung yêu cầu của Chỉ thị này; gửi báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 10 tháng 11 hàng năm để tổng hợp.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2Quyết định 1028/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 2349/QĐ-UBND
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 3201/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22-CT/TU về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và những năm tiếp theo
- 6Quyết định 4235/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình liên thông cung cấp thông tin quy hoạch đất đai - xây dựng, thông tin Hồ sơ địa chính thửa đất theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Quyết định 31/2020/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Chỉ thị 869/CT-UBND năm 2021 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật đất đai 2013
- 4Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2016 thực hiện Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
- 6Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 8Quyết định 1028/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 2349/QĐ-UBND
- 9Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 10Quyết định 692/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý, sử dụng quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
- 11Kế hoạch 3201/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 12Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22-CT/TU về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và những năm tiếp theo
- 13Quyết định 4235/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình liên thông cung cấp thông tin quy hoạch đất đai - xây dựng, thông tin Hồ sơ địa chính thửa đất theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 14Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 15Quyết định 31/2020/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 16Chỉ thị 869/CT-UBND năm 2021 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng hệ thông thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Mai Hùng Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra