Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2006/CT-UBND | Đồng Hới, ngày 14 tháng 4 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm và chú trọng, bằng các chủ trương, biện pháp thích hợp nên đã huy động được hàng ngàn lượt người và trang thiết bị tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng, nhất là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhiều vụ cháy rừng đã được phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế được thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên tình hình cháy rừng trong thời gian qua diễn ra hết sức phức tạp, số vụ và diện tích rừng bị cháy tăng cao so với những năm trước, làm thiệt hại không ít về tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường sinh thái. Để hạn chế nạn cháy rừng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với rừng trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 75/2005/CT-TTg ngày 15/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực PCCCR cho mọi người dân.
Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan, tổ chức có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, về phòng cháy, chữa cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong tuyên truyền cần nâng cao chất lượng và thời lượng dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong các tháng mùa khô; thường xuyên đưa tin về kết quả thực hiện và kịp thời nêu gương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những điển hình tốt để nhân rộng, đồng thời phê phán những đơn vị, địa phương, cá nhân thực hiện chưa tốt.
2. Kiện toàn, củng cố lại Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp đảm bảo đủ năng lực chỉ đạo, điều hành. Chậm nhất đến 20/4/2006, UBND các huyện, thành phố phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong năm 2005, phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên chỉ đạo, kiểm tra phương án phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2006 đến tận địa bàn cơ sở, chủ rừng; đồng thời đảm bảo lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy chủ động chữa cháy rừng ngay từ ban đầu.
3. Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các hạt Kiểm lâm huyện, thành phố tham mưu cho UBND cùng cấp xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ; ưu tiên đối với những khu vực trọng điểm, những tháng có nguy cơ cháy rừng cao; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng cho các lực lượng tham gia chữa cháy rừng, các đơn vị chủ rừng, các tổ đội quần chúng vảo vệ rừng; tăng cường kiểm tra các chủ rừng trong các tháng mùa khô; giám sát kiểm tra Kiểm lâm phụ trách địa bàn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
4. UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định tại Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp và Quyết định số 38/1999/QĐ-UB ngày 23/9/1999 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng nương rẫy để đồng bào các xã vùng cao có đất sản xuất, tránh tình trạng để đồng bào phá rừng, đốt rẫy bừa bãi. Khi xảy ra cháy rừng chịu trách nhiệm chỉ huy, chỉ đạo điều động lực lượng, phương tiện để chữa cháy và khắc phục hậu quả; chỉ đạo điều tra, xử lý theo quyền hạn; tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng; kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để động viên, khích lệ mọi người tham gia.
5. Khi có cháy rừng xảy ra, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh phải chấp hành lệnh điều động về người và phương tiện của những người có thẩm quyền để tham gia chữa cháy, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham mưu giúp UBND tỉnh khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp lại các nông trường, lâm trường quốc doanh; triển khai ngay các phương án bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp thu hồi từ các nông, lâm trường quốc doanh, không để tình trạng rừng vô chủ.
Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng trực thuộc Sở phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được giao, cho thuê, thực hiên nghiêm túc trách nhiệm về phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích được giao. Những chủ rừng có diện tích trên 500 ha phải tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo quy định.
7. Sở Tài chính đề xuất tham mưu để bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định tại Thông tư số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT của liên bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
8. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng, chấp hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Chỉ thị số 75/2005/CT-TTg ngày 15/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
9. Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có kế hoạch phối hợp chặt chẽ, tổ chức tuần tra, bố trí lực lượng hỗ trợ các chốt kiểm soát, ngăn chặn, kiên quyết không cho các đối tượng không có phận sự vào những khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Chi cục Kiểm lâm)./.
Nơi nhận: | T/M UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 02/04/2013 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng; vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ do Tỉnh Bình Định ban hành
- 3Chỉ thị 11/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 1221/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có chứa quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã hết hiệu lực
- 5Chỉ thị 09/2006/CT-UBND tăng cường chỉ đạo và thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Chỉ thị 02/2007/CT-UBND tăng cường thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng trong mùa khô do tỉnh Lai Châu ban hành
- 1Thông tư liên tịch 62 /2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 75/2005/CT-BNN về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 4Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 02/04/2013 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng; vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ do Tỉnh Bình Định ban hành
- 8Chỉ thị 11/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Chỉ thị 09/2006/CT-UBND tăng cường chỉ đạo và thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Chỉ thị 02/2007/CT-UBND tăng cường thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng trong mùa khô do tỉnh Lai Châu ban hành
Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 13/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/04/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phan Lâm Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra