Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 121/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 1979

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THU MUA VÀ GIA CÔNG HEO THỊT VÀ HEO GIỐNG

Để có lực lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng hàng tháng và chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới, ngoài phần mở rộng thu mua heo của các tỉnh, ngành thương nghiệp phải đẩy mạnh việc thu mua và gia công heo tại thành phố từ nay đến Tết âm lịch, đạt khoản 3.400 tấn bằng 43% sản lượng heo thịt trong nhân dân.

Sau đây là những chỉ tiêu và biện pháp cụ thể cần được khẩn trong tổ chức thực hiện trong toàn thành phố :

I. VỀ CHỈ TIÊU THU MUA HEO THỊT (BAO GỒM CẢ HEO GIA CÔNG, HEO ĐỔI CÁM VÀ HEO MUA THEO GIÁ THỎA THUẬN).

Đơn vị : tấn heo đứng.

Quận, Huyện

Số lượng

Quận, Huyện

Số lượng

Quận 1

Quận 3

Quận 4

Quận 5

Quận 6

Quận 8

Quận 10

Quận 11

Quận Gò Vấp

93

110

120

68

130

230

87

110

270

Quận Phú Nhuận

Quận Bình Thạnh

Quận Tân Bình

Huyện Củ Chi

Huyện Hóc Môn

Huyện Thủ Đức

Huyện Bình Chánh

Huyện Nhà Bè

Huyện Duy Hải

95

210

410

530

290

270

250

90

20

Căn cứ chỉ tiêu này, Ủy ban nhân dân các quận, huyện sẽ giao nhiệm vụ và phân bổ chỉ tiêu mua heo cho các phường, xã.

II. VỀ GIÁ CẢ :

1. Giá mua heo thịt :

Căn cứ thông báo số 14/TB-TW ngày 26-9-1979 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về quyết định của Bộ chính trị điều chỉnh giá mua heo thịt trong tình hình mới và trên cơ sở giá thành chăn nuôi đã được điều tra và tính toán lại, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giá mua heo thịt trong thành phố Hồ Chí Minh như sau :

Đơn vị : đ/kg heo đứng

CẤP HEO

Trường hợp Nhà nước có cung cấp cả heo giống và cám

Trường hợp Nhà nước chỉ cung cấp cám, người chăn nuôi tự túc về heo giống

Trường hợp người chăn nuôi tự túc hoàn toàn về tư liệu sản xuất

Khu vực A

Khu vực B

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Heo nặng 120kg trở lên

Heo nặng 80kg đến dưới 120kg

Heo nặng 60kg đến dưới 80kg

Heo nặng 40kg đến dưới 60kg

Heo nái, heo đực giống vỗ béo để bán thịt, giá mua thấp hơn giá quy định trên cho mỗi cấp

5,50

5,00

 

4,60

 

4,40

 

0,40

7,00

6,50

 

6,40

 

5,80

 

0,50

16,00

15,00

 

14,00

 

13,00

 

1,00

15,50

14,50

 

13,50

 

12,50

 

1,00

Chú thích :

a. Cám cung cấp cho người gia công nuôi heo thịt theo tỷ lệ 7kg cám/1kg heo đứng. (cám mộc, chưa qua chế biến trong đó 30% là cám mịn, 70% là cám thô). Trong trường hợp số lượng cám không cung cấp được đầy đủ thì người nuôi heo gia công sẽ bán một số lượng thịt heo tương đương với số cám nhận được, số còn lại bán theo giá thỏa thuận.

b. Giá nêu trong trường hợp người chăn nuôi tự túc hoàn toàn về tư liệu sản xuất là giá thỏa thuận. Giá này có thể xê dịch lên xuống tùy theo tình hình cung cầu và giá cả thị trường. Ủy ban nhân dân quận, huyện được phép hướng dẫn cụ thể mức giá thỏa thuận trong từng lúc và ở những phường, xã giáp ranh cho thích ứng với tình hình giá cả thị trường địa phương. Khu vực A gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Khu vực B gồm các quận 8, Gò Vấp, Tân Bình và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Duyên Hải.

2. Giá mua heo giống :

a) Giá mua heo giống của các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, công tư hợp doanh và tư nhân ký hợp đồng gia công chăn nuôi bán sản phẩm cho Nhà nước (heo giống nặng trung bình 13kg và 2 tháng cai sữa) : 7,50 đ/kg (người chăn nuôi không phải nộp thuế ; thuế sẽ do thương nghiệp quốc doanh nộp).

b) Giá mua heo giống của những người không có ký hợp đồng gia công (heo giống cũng theo quy cách nói trên) : 7,50 đ/kg. Thương nghiệp quốc doanh bán lại 1,400 kg cám tổng hợp cho 12 con heo giống với trọng lượng bình quân 13 kg/con.

3. Về chi phí vận chuyển và hao hụt (áp dụng cho heo thịt).

Các đơn vị và cá nhân chở heo thẳng đến Vissan để bán cho Nhà nước, ngoài việc được trả tiền theo giá nói trên, còn được thanh toán các khoản chi phí vận chuyển và hao hụt như sau :

a) Chi phí vận chuyển :

- Từ 5 km trở lại : 2 xu/kg heo/km

- Từ trên 5 km đến 10 km : 1,5 xu/kg heo/km

- Từ trên 10 km trở lên : 1 xu/kg heo/km

Thí dụ : 1 con heo nặng 100kg chở 3 km được tính trả chi phí vận chuyển : 0,02 x 100 kg x 3km = 6 đ

- 1 con heo 100 kg chở 8 km được tính trả chi phí vận chuyển :

0,015 x 100 kg x 8km = 12 đ

- 1 con heo 100 kg chở 30 km được tính trả chi phí vận chuyển :

0,01đ x 100 kg x 30 km = 30 đ

b) Tỷ lệ hao hụt : Hao hụt được tính theo thực nghiệm ở từng vùng (do 1 hội đồng khảo sát đảm nhiệm). Nay tạm thời quy định như sau :

- Heo từ nội thành chở đến được trừ 1,5%

- Heo từ ngoài thành (trừ Củ Chi) chở đến 3%

- Heo từ Chủ Chi chở đến 5%

Thí dụ : một con heo từ huyện Củ Chi chở đến Vissan, cân tại Vissan được 76 kg, được tính hao hụt 4kg, con heo được thừa nhận xuất chuồng nặng 80 kg và được tính tiền theo giá mua cấp theo từ 80 kg đến dưới 100 kg.

Về trừ no :

Nguyên tắc chung là không trừ no, nhưng nếu người chăn nuôi lợi dung tăng trọng bất chính để có nhiều lời, gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải trừ no, mức trừ no tốt đa không quá 5kg/con.

III- VỀ CHẾ ĐỘ KHUYẾN KHÍCH :

1. Đối với người bán nhiều heo cho Nhà nước :

Người chăn nuôi bán nhiều heo thịt hoặc heo giống cho Nhà nước, từ con heo thịt thứ 2 trở đi (heo phải nặng từ 80 kg trở lên) hoặc từ con heo giống thứ 7 trở đi (heo giống phải nặng trung bình 13 kg và 2 tháng cai sữa), sẽ được thưởng tiền theo mức lũy tiến như sau (tính từ tháng 10/79 đến Tết âm lịch).

Heo thịt

Thưởng

Heo giống

Thưởng

Con thứ 2

       -     3

       -     4

       -     5

       -     6

       -     7

       -     8

       -     9

       -    10

Từ con thứ 10 trở đi thưởng nhứt loạt 50 đ/con

10 đ

15 đ

20 đ

25 đ

30 đ

35 đ

40 đ

45 đ

50 đ

6 con lần thứ 2

       -              3

       -              4

       -              5

       -              6

       -              7

       -              8

       -              9

       -             10

Từ lần thứ 10 trở đi thưởng nhứt loạt 50 đ/ 6 con

10 đ

15 đ

20 đ

25 đ

30 đ

35 đ

40 đ

45 đ

50 đ

Ghi chú :

a) Số tiền trên đây thưởng trực tiếp cho người chăn nuôi heo, không thưởng cho tư thương mua gom heo về bán lại cho Nhà nước - chỉ có dựa vào phường, xã thu mua thì mới phát hiện và phân biệt được tư thương mua gom heo với người chăn nuôi nhiều heo.

b) Khi có điều kiện, thương nghiệp quốc doanh có thể bán cho người chăn nuôi một số hàng tiêu dùng tương ứng với số tiền thưởng.

2. Đối với Ngân sách phường, xã và quận, huyện :

Để khuyến khích các quận, huyện, phường, xã tích cực vận động phát triển chăn nuôi và bán heo cho Nhà nước, đến cuối mỗi qúy, thương nghiệp quốc doanh sẽ trích chuyển cho :

a) Ngân sách phường, xã : một khoản tiền thưởng tính bằng 0,09đ/kg heo thịt cũng như heo giống nhân (x) cho tổng trọng lượng heo thịt và heo giống.

b) Ngân sách quận, huyện : một khoản tiền thưởng tính bằng 0,01đ/kg heo thịt cũng như heo giống nhân (x) cho tổng trọng lượng heo thịt và heo giống.

3. Đối với đơn vị ủy thác thu mua theo thịt, heo giống cho thương nghiệp quốc doanh (HTXMB xã và HTXTT phường).

Hợp tác xã tiêu thụ, mua bán làm đại lý thu mua heo của người chăn nuôi (tự túc hoàn toàn về tlsx) giao cho thương nghiệp quốc doanh, được hưởng một khoản hoa hồng 0,10đ/kg tính trên trọng lượng heo đứng hoặc heo giống mua được (tính ra gần bằng 10đ/con heo với trọng lượng 100kg). Nếu phường xã nào còn yếu, chưa trực tiếp đảm nhiệm được việc thu mua heo cho thương nghiệp quốc doanh, chỉ làm việc theo dõi, kiểm kê đần heo, vận động nhân dân bán heo, định lịch báo cho cửa hàng hoặc tổ thu mua của Công ty Thực phẩm I đưa xe đến mua và thanh toán thẳng với người chăn nuôi thì được hưởng thù lao 1/đ con.

4. Thưởng tăng năng suất cho nhân viên thu mua :

Để khuyến khích nhân viên các trạm thu mua của thương nghiệp quốc doanh ở các quận, huyện tích cực đi sát quần chúng nhân dân vận động phát triển chăn nuôi và bán sản phẩm cho Nhà nước, sẽ thực hiện chế độ thưởng tăng năng suất lao động như sau : giao định mức cho mỗi cán bộ nhân viên của trạm thu mua heo (kể cả trưởng, phó trạm) bình quân mỗi người trong một tháng phải mua cho được một số lượng heo nhất định (mức cụ thể do Sở Thương nghiệp định). Đầu tháng chỉ phát 50% lương tháng. Đến cuối tháng, nếu đạt và vượt định mức mua heo, sẽ phát nốt phần lương còn lại và thưởng 10đ/con heo thịt và 10đ/6 con heo giống tính trên số heo vượt định mức. Nếu không đạt thì xét lý do để quyết định việc trả lương tiếp của ½ tháng sau.

5. Bán lại thịt heo cho người chăn nuôi :

Người bán heo thịt hoặc heo giống cho Nhà nước, được Nhà nước bán lại cho thịt heo để ăn, theo định mức như sau : bán lại 100kg heo đứng hoặc 100kg heo giống, được mua lại 5 kg thịt heo theo giá bảo đảm kinh doanh tương ứng với giá bán heo đứng.

IV- VỀ TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG THU MUA :

1. Đối với heo giống :

a) Ngành nông nghiệp cần hợp đồng với thương nghiệp quốc doanh để thương nghiệp quốc doanh nắm được số heo giống mà nông nghiệp đã phân phối cho các cơ sở chăn nuôi quốc doanh và tư nhân ký hợp đồng gia công cho Nhà nước (ngoài phần heo giống mà ngành nông nghiệp cần giữ lại để phân phối trực tiếp cho các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, công tư hợp doanh và tư nhân có trại chăn nuôi trên 100 con ký hợp đồng gia công chăn nuôi cho nông nghiệp.

b) Thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã cần có kế hoạch theo dõi và giúp đỡ việc chăn nuôi heo nái ngay từ đầu, vận động người chăn nuôi bán sản phẩm (heo giống) cho Nhà nước để phân phối điều hòa phục vụ chăn nuôi trong thành phố. Thông qua các hợp tác xã tiêu thụ - mua bán hoặc cán bộ nhân viên thu mua heo của quận, huyện, phường, xã, người chăn nuôi báo cho trạm thu mua heo của quận, huyện biết ngày và địa điểm giao heo giống cho thương nghiệp quốc doanh. Theo chỉ tiêu kế hoạch đã do Công ty Thực phẩm I định trước, và theo lề lối làm việc đã được sắp xếp, Công ty Thực phẩm I hoặc các trạm thu mua ở quận, huyện cấp phiếu mua heo giống cho những người ký hợp đồng gia công nuôi heo cho Nhà nước, trong những phiếu này có ghi rõ ngày giờ và địa điểm nhận heo giống. Đúng ngày giờ và địa điểm đã được quy định, có cán bộ nhân viên của Trạm thu mua heo trực tiếp nhận heo giống và giao tay ba cho người có phiếu mua, và thanh toán tiền với chủ có heo nái.

c) Thương nghiệp quốc doanh có thể sử dụng một phần lực lượng cám và hàng hóa của mình để ký hợp đồng gia công nuôi heo nái, hoặc đổi cám lấy heo giống phối hợp và bổ sung cho hoạt động của ngành nông nghiệp. Trong khu vực này, hợp đồng kinh tế được thực hiện theo những định mức sau : trong một năm thương nghiệp quốc doanh cung cấp 1.400 kg cám tổng hợp hoặc 1.600 kg cám mì để nuôi heo nái hoặc đổi heo giống : người chăn nuôi phải bán lại cho thương nghiệp quốc doanh 12 con heo giống nặng trung bình 13 kg (60 ngày cai sữa) theo giá chỉ đạo đã nói ở trên, cám được nhận làm nhiều lần, heo giống được nhận và phân phối ngay tại chuồng heo thời lịch do 2 bên thỏa thuận.

2. Đối với heo thịt :

a) Phân công thu mua giữa cấp thành và cấp quận, huyện, phường, xã và giữa thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã như sau :

- Công ty Thực phẩm 1 chịu trách nhiệm thu mua tất cả heo xuất chuồng của các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, công tư hợp doanh (không kể số lượng nhiều ít), tổ chức gia công chăn nuôi, thu hồi sản phẩm, mua đổi cám và mua theo giá thỏa thuận số heo của các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị chăn nuôi tập thể ở 12 quận nội thành và mua heo của các cơ sở chăn nuôi tập thể và cá thể trong thành phố (cả nội và ngoại thành) có đàn heo trên 100 con, những cơ sở này có ký hợp đồng gia công hoặc không ký hợp đồng gia công nhưng thỏa thuận bán sản phẩm cho nhà nước.

- Các Công ty hay cửa hàng thu mua nông sản thực phẩm các huyện ngoại thành có trách nhiệm nhận ủy thác của Công ty Thực phẩm I thu hồi toàn bộ sản phẩm của khu vực chăn nuôi gia công, mua heo đổi cám và mua theo giá thỏa thuận heo của các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị chăn nuôi tập thể hoặc cá thể có đàn heo dưới 100 con trong huyện.

- Thương nghiệp hợp tác xã phường, xã có trách nhiệm nhận ủy thác của Công ty Thực phẩm I mua theo giá thỏa thuận heo mà các gia đình ở phường, xã chăn nuôi tự túc hoàn toàn về heo giống và thức ăn. Ngoài số heo mua ủy thác cho Công ty Thực phẩm I nói trên, thương nghiệp hợp tác xã quận, huyện, phường, xã bằng vốn của mình, còn mua một số heo trong khu vực này để giết mổ điều hòa cho xã viên và tham gia đấu tranh giá cả thị trường.

Khi có đủ chứng từ giao nhận hàng, Công ty Thực phẩm I phải thanh toán ngay cho phường, xã và người chăn nuôi tiền mua heo, chi phí vận chuyển và hao hụt, tiền hoa hồng và tiền thưởng như đã được quy định ở phần trên, chậm nhất không được để quá 02 ngày.

V- VỀ TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN :

Trong việc thu mua heo, quan hệ giữa Nhà nước với kinh tế tập thể và cá thể, giữa thương nghiệp quốc doanh, thương nghiệp hợp tác xã với các đơn vị kinh tế khác là quan hệ theo hợp đồng 2 chiều : Nhà nước cố gắng cung ứng heo giống, cám và những tư liệu sản xuất cần thiết khác mà kinh tế tập thể và cá thể tự họ không giải quyết được, ngược lại kinh tế tập thể và cá thể bảo đảm bán cho Nhà nước những sản phẩm là heo thịt hoặc heo giống mà họ sản xuất được.

Để không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với kinh tế tập thể và cá thể, thương nghiệp quốc doanh phải quản lý chặt chẽ vật tư, hàng hóa mà mình nắm được như cám, heo giống, v.v..., tăng cường và cải tiến màng lưới thu mua heo, tổ chức trạm thu mua nông sản thực phẩm ở các huyện ngoại thành, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên thu mua, bảo đảm phân phối cám, heo giống, vật tư khác đến tận tay người chăn nuôi heo, làm tốt công tác vận động, theo dõi, giúp đỡ người chăn nuôi, tạo điều kiện thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc nhận cám, giống và bán sản phẩm cho Nhà nước.

Các ngành có liên quan như : Ủy ban Kế hoạch, Giao thông vận tải, Tài chánh, Ngân hàng, Nông nghiệp, Công nghiệp theo chức năng của mình có trách nhiệm hỗ trợ cho công tác thu mua, gia công heo, tích cực giúp cho các đơn vị thu mua được trang bị đủ những phương tiện cần thiết như tiền vốn, lao động, cân, xe vận tải nhẹ,...

Phải kiên quyết đấu tranh chống bọn đầu cơ, lũng đoạn giá cả, lũng đoạn thị trường; xóa bỏ hoạt động bán buôn của thương nghiệp tư nhân đối với heo thịt, heo giống và thịt heo : tất cả những người lái heo phải đăng ký kinh doanh và phải được quản lý chặt chẽ. Người chăn nuôi tự mổ heo phải xin phép Ủy ban nhân dân phường, xã và phải nộp thuế sát sinh vào ngân sách phường, xã. Thịt heo bán ra thị trường phải có đóng dấu kiểm dịch của Thú y. Riêng tiểu thương bán thịt heo phải là người có đăng ký hành nghề kinh doanh thịt heo. Cần có thái độ xử lý thích đáng đối với những người vi phạm hợp đồng gia công nuôi heo cho Nhà nước.

Các cấp chính quyền và đoàn thể, nhứt là Hội Liên hiệp Phụ nữ, cần phổ biến và giải thích cho nhân dân rõ các chủ trương, chính sách về thu mua heo của thành phố nhằm tạo ra niềm phấn khởi đẩy mạnh phong trào chăn nuôi và bán sản phẩm cho Nhà nước.

Tinh thần cơ bản của chỉ thị này là phải vận dụng đầy đủ các mặt biện pháp, chính sách, tổ chức và quản lý để thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, bảo đảm cho ngành thương nghiệp thành phố nắm được tuyệt đại bộ phận nguồn heo vào tay Nhà nước; trong đó khâu mấu chốt là phải nhanh chóng tăng cường tổ chức thu mua đủ sức; thực hiện tốt các chính sách đã đề ra với người chăn nuôi; đồng thời phải tăng cường quản lý tư thương lái heo bằng cả 3 biện pháp : đăng ký kinh doanh, thuế, kiểm nghiệm thú y để đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những tác động tiêu cực của họ. Về giá cả, giá cước vận chuyển, tiền thưởng, v.v... phải được UBND thành phố thường kỳ xem xét, nếu có gì chưa hợp lý thì điều chỉnh lại.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Mai Chí Thọ

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 121/CT-UB năm 1979 về việc thu mua và gia công heo thịt và heo giống do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 121/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 05/11/1979
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Mai Chí Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/1979
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản