- 1Nghị quyết 20/2015/NQ-HĐND về mục tiêu và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động 07-CTr/TU triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Thái Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi căn bản cùng không ít khó khăn, thách thức đan xen, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự chủ động điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện.
Nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn tới là rất nặng nề do diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Để tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời tiến hành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 để phê duyệt, triển khai thực hiện ngay khi kế hoạch 5 năm được cấp có thẩm quyền thông qua. Việc xây dựng Kế hoạch và Chương trình hành động nêu trên thực hiện cụ thể như sau:
A. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 theo các nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp, dự báo tình hình của từng đơn vị, địa phương, cả nước và thế giới ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm 2021-2025 phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và mục tiêu chung của cả nước. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 bao gồm:
I. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020
Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội các năm 2016-2019 và ước thực hiện năm 2020, đánh giá toàn diện việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Trong đó, tập trung đánh giá một số nội dung sau:
1. Các sở, ban, ngành, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, đánh giá theo các nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, lưu ý đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu đã được giao tại các Nghị quyết này. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
2. Tình hình thực hiện chủ trương, chính sách lớn về cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tập trung phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế; đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại từng ngành, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chủ lực, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực đặc biệt là đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản; đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm như đầu tư công, hệ thống tổ chức tín dụng, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; đánh giá việc thực hiện ứng dụng công nghệ số tạo ra năng lực sản xuất mới và nâng cao năng suất lao động.
3. Tình hình thực hiện các đột phá chiến lược tăng trưởng kinh tế: Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng Khu kinh tế Thái Bình; Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
4. Tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính, thu chi ngân sách nhà nước, quản lý nợ công.
5. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
6. Tình hình thực hiện các mục tiêu về văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
7. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở. Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
8. Tình hình thực hiện quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
9. Tình hình thực hiện nhiệm vụ về củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, an toàn không gian mạng quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
10. Tình hình thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.
11. Tình hình thực hiện cải cách tư pháp, cải cách hành chính; thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chất lượng đội ngũ cán bộ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương; sắp xếp và tinh gọn bộ máy; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;...
Các sở, ban, ngành và địa phương căn cứ tình hình thực tế của ngành, lĩnh vực và địa bàn phụ trách, tiến hành đánh giá, bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp và đầy đủ.
II. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
Dự báo trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường: toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao ngày càng quyết liệt; cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia; kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và suy thoái. Trong nước, sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn rất nhiều, tình hình chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân ngày càng được củng cố; song nội tại nền kinh tế vẫn còn những yếu kém chưa được khắc phục, hơn nữa việc hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn cũng sẽ tạo nên những khó khăn khi thực hiện các cam kết quốc tế. Tỉnh ta có nhiều thuận lợi từ những thành quả và kinh nghiệm đạt được trong quá trình đổi mới; Khu kinh tế Thái Bình, Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nhiều dự án lớn được triển khai, hoàn thành sẽ tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh ta cần tập trung, quyết tâm cao để giải quyết những yếu kém còn tồn tại như: chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, hiện đại; ngân sách hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho đầu tư phát triển; một số vấn đề xã hội còn chưa được giải quyết triệt để...
Trong bối cảnh đó, các ngành, địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
1. Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025: cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro tác động đến việc xây dựng và thực hiện mục tiêu kế hoạch.
2. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025: Mục tiêu hướng đến năm 2025 của ngành, địa phương.
3. Mục tiêu chủ yếu: phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt 10%/năm trở lên. Các ngành, địa phương căn cứ tình hình thực tế để xây dựng phương án tăng trưởng của ngành, địa phương hợp lý; rà soát, đánh giá các chỉ tiêu cơ bản tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh; căn cứ tình hình thực tế đề xuất thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu cơ bản của ngành, địa phương cho giai đoạn 2021 - 2025 (theo Phụ lục số 1 gửi kèm).
4. Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu:
a) Tiếp tục đổi mới cơ cấu nền kinh tế và các ngành sản xuất gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở chủ động tham gia cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học - công nghệ, quản trị hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ động hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững.
b) Tập trung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển kinh tế vùng với các tỉnh, thành phố lân cận và cả nước.
c) Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh.
d) Tích cực đổi mới sáng tạo và thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc cơ chế trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.
đ) Chú trọng phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Thực hiện hiệu quả việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin và truyền thông, phát thanh, truyền hình, góp phần nâng cao trình độ dân trí, cải thiện sức khỏe, tầm vóc con người. Tăng cường công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe nhân dân; ngăn chặn, xử lý kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người và gia đình có công với cách mạng, các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
e) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
f) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
g) Tăng cường, củng cố tiềm lực, giữ vững quốc phòng, an ninh trên phạm vi toàn tỉnh.
h) Tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, các ngành, địa phương cụ thể hóa các cơ chế, giải pháp, chính sách để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Cơ chế, giải pháp, chính sách phải bảo đảm sự thống nhất về các nguyên tắc, mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành và từng địa phương.
B. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
I. Về đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020:
1. Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
2. Đảm bảo đánh giá đầy đủ, thực chất, chính xác các kết quả đạt được (có so sánh với kết quả thực hiện của giai đoạn 2011-2015), các yếu kém, hạn chế và nguyên nhân, trong đó có đánh giá tác động của thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19; xác định trách nhiệm và bài học kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục cho giai đoạn tới. Số liệu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 sử dụng theo số liệu chưa đánh giá lại, điều chỉnh quy mô kinh tế.
3. Huy động, phát huy được sự phối hợp của cả bộ máy tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các hiệp hội và cộng đồng dân cư.
II. Về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025:
1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước, quy hoạch xây dựng tỉnh và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng; đồng thời phải phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của tỉnh; bám sát những dự báo, đánh giá tình hình, bối cảnh trong tỉnh, trong nước và quốc tế giai đoạn tới; đảm bảo sự kế thừa những thành quả của kế hoạch 5 năm 2016-2020, có sự đổi mới và tiếp thu, tiếp cận trình độ phát triển tiên tiến của khu vực và thế giới cũng như bảo đảm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của các ngành, lĩnh vực và các huyện, thành phố phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố đã được phê duyệt; phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, lợi thế của từng ngành, từng địa phương.
3. Các mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách phải bảo đảm tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; cần phân tích, đánh giá, lựa chọn và sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, kế hoạch được xây dựng phải phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương. Các mục tiêu, chỉ tiêu được tính toán, dự báo dựa trên số liệu giai đoạn 2016-2020 được đánh giá lại, điều chỉnh quy mô kinh tế.
4. Việc xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành.
5. Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng Kế hoạch.
C. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
1. Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 01/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 (số 02/CTHĐ-UNBD ngày 10/01/2017), trong đó tập trung đánh giá các kết quả đạt được (bao gồm cả công tác tổ chức, phối hợp thực hiện), các yếu kém, hạn chế và nguyên nhân, xác định trách nhiệm liên quan đến yếu kém, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục cho giai đoạn 2021-2025.
2. Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của cơ quan, đơn vị mình, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của đơn vị mình và đề xuất những nhiệm vụ, đề án đưa vào Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (theo Phụ lục số 2 kèm theo).
D. KINH PHÍ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 có chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.
E. TIẾN ĐỘ VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2021-2025
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề cương Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của cả tỉnh và đề cương Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch; phân công nhiệm vụ và tiến độ báo cáo cụ thể đối với các sở, ngành và địa phương ngay sau khi có Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thành trong quý II năm 2020.
2. Cục Thống kê tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan rà soát, công bố các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh và các huyện, thành phố trong giai đoạn 2016-2019; rà soát, ước thực hiện năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 để làm căn cứ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời, hướng dẫn chuyển đổi năm 2020 là năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 và hướng dẫn của Tổng cục Thống kê; hoàn thành trong quý II năm 2020. Đối với chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), sử dụng số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê tính toán và công bố cho các năm từ 2016 đến 2019.
3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Trên cơ sở số liệu rà soát, công bố và ước tính của Cục Thống kê tỉnh, xây dựng các dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách báo cáo cơ quan cấp trên theo tiến độ quy định, đồng thời gửi các dự thảo về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/6/2020.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, xây dựng các dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan liên quan; hoàn thành trước ngày 31/7/2020.
5. Căn cứ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:
- Tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý IV năm 2020 và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2020.
- Tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 01/3/2016 và Chương trình hành động số 02/CTHĐ-UNBD ngày 10/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời tổng hợp, dự thảo Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến trong quý I năm 2021.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì hướng dẫn việc triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ ngành Trung ương và Chính phủ theo đúng thời gian quy định.
2. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm để xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 bảo đảm nâng cao chất lượng các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Cục Thống kê tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức rà soát, công bố chính thức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh và các huyện, thành phố trong giai đoạn 2016-2019, ước thực hiện năm 2020 và giai đoạn 2016-2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo thời gian quy định.
4. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và những quy định trong Chỉ thị này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện để bảo đảm việc lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.
Nhận Chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐƯỢC GIAO TẠI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIX VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 20/2015/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2015 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Kèm theo Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh Thái Bình)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | KH 2016-2020 | Thực hiện từng năm | UTH 2016- 2020 | Đánh giá thực hiện so với kế hoạch 2016-2020 | Dự kiến kế hoạch 2021-2025 | Đề xuất thay đổi trong KH 2021- 2025 (*) | Cơ quan, đơn vị báo cáo | ||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||||||||
I | Chỉ tiêu kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP | % | 8,6%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê |
2 | Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất | % | 10%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê |
3 | Tốc độ tăng GTSX Nông, lâm nghiệp, thủy sản | % | 2,5%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Nông nghiệp và PTNT; Cục Thống kê |
4 | Tốc độ tăng GTSX Công nghiệp và Xây dựng | % | 13,8%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê |
| - Công nghiệp | % | 13,5%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Công thương; Cục Thống kê |
| - Xây dựng | % | 14,9%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Xây dựng; Cục Thống kê |
5 | Tốc độ tăng GTSX Dịch vụ | % | 8,9%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Công thương; Cục Thống kê |
6 | Tổng vốn đầu tư toàn xã hội | Tỷ đồng | 166.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê |
7 | Cơ cấu kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê |
| - Nông, lâm nghiệp, thủy sản | % | 25.0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Công nghiệp và Xây dựng | % | 40,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Dịch vụ | % | 35,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Cơ cấu lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Cục Thống kê |
| - Nông, lâm nghiệp, thủy sản | % | 29,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Công nghiệp và Xây dựng | % | 45,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Dịch vụ | % | 26,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | GRDP bình quân đầu người | Triệu đồng hoặc USD | 2.000-2.500 USD |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê |
10 | Kim ngạch xuất khẩu | Triệu USD | 2.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Công thương; Cục Thống kê |
11 | Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ | % | 15%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Công thương; Cục Thống kê |
12 | Thu ngân sách trên địa bàn | Tỷ đồng | 5.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Tài chính |
| Trong đó: Thu nội địa (không tính tiền thu sử dụng đất) | Tỷ đồng | 4.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 | Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới | % | 75.0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Nông nghiệp và PTNT |
14 | Chỉ tiêu đề xuất bổ sung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ |
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Chỉ tiêu văn hóa - xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mức giảm tỷ lệ sinh | ‰ | 0,1‰/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Y tế |
2 | Giải quyết việc làm | Lao động | 33.000 lao động/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Lao động, Thương binh và xã hội |
3 | Giảm tỷ lệ hộ nghèo | % | 1% trở lên/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Lao động, Thương binh và xã hội |
4 | Dân số trung bình | Nghìn người | 1.796 nghìn người/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Y tế |
5 | Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia | % | 92,8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Giáo dục và Đào tạo |
6 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | % | 70,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Giáo dục và Đào tạo |
| Trong đó: Đào tạo nghề | % | 56,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Lao động, Thương binh và xã hội |
7 | Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa | % | 90,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
8 | Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa | % | 80,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
9 | Tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa | % | 70,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
10 | Tỷ lệ xã/phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới/chuẩn văn minh đô thị | % | 75,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
11 | Số giường bệnh trên vạn dân | Giường | 37,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Y tế |
12 | Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng | % | <12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Y tế |
13 | Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế | % | 95,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Y tế |
14 | Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế | % | 81,7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Y tế |
15 | Tỷ lệ xã, phường, thị trấn được cấp nước sạch | % | 100,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng |
16 | Chỉ tiêu đề xuất bổ sung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ |
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Chỉ tiêu môi trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tỷ lệ cơ sở sản xuất mới có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường | % | 100,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
2 | Tỷ lệ cơ sở sản xuất cũ có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường | % | 90,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
3 | Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn ở đô thị | % | 100,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
4 | Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn ở nông | % | 90,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
5 | Chỉ tiêu đề xuất bổ sung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ |
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*): Đề xuất bỏ/thay thế bằng chỉ tiêu khác/bổ sung trong Kế hoạch 2021-2025
PHỤ LỤC 2
DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh Thái Bình)
STT | Tên Đề án/Chương trình | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian bắt đầu thực hiện | Thời gian hoàn thành | Kết quả thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3Kế hoạch 512/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP về kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Nghị quyết 20/2015/NQ-HĐND về mục tiêu và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động 07-CTr/TU triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 6Kế hoạch 512/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP về kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Nghệ An ban hành
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Đặng Trọng Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực