- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 3Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 3043/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 về đôn đốc thực hiện tinh giản biên chế ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2019 về tăng cường huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Phú Yên, ngày 27 tháng 8 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2019 - 2020 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Chỉ thị số: 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục và tình hình thực tiễn của ngành Giáo dục tỉnh Phú Yên,
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu năm học 2019-2020 với tinh thần “Đổi mới, Sáng tạo, Kỷ cương, Trung thực, Công bằng và Chất lượng”, toàn ngành Giáo dục Phú Yên tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới giáo dục và đào tạo một cách toàn diện và có chất lượng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, tập trung thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 07 nhóm giải pháp cơ bản sau đây:
I. Các nhóm nhiệm vụ chủ yếu
Năm học 2019-2020, toàn ngành tập trung triển khai 10 nhóm nhiệm vụ sau:
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT trong toàn tỉnh
1.1. Tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.2. Kiểm tra việc thực hiện sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Kế hoạch số 58-KH/TU ngày 11/4/2018 của Tỉnh ủy Phú Yên trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường và đảm bảo chất lượng giáo dục.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
2.1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
2.2. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học, các chuẩn được ban hành, phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
2.3. Thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế theo Công văn số 3043/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục; đồng thời thực hiện các giải pháp bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên các cấp học theo quy định.
2.4. Thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
2.5. Thực hiện tốt các chính sách phát triển đội ngũ, tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo thẩm quyền; nâng cao chất lượng công tác đánh giá giáo viên gắn với thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao đời sống, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.
3. Tăng cường giáo dục đạo đức nhà giáo và học sinh, sinh viên
3.1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để mỗi cán bộ, thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; mỗi học sinh, sinh viên là một đội viên, đoàn viên gương mẫu trong học tập và rèn luyện.
3.2. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông; triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học
4.1. Tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; huy động các nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú và chất lượng bữa ăn bán trú; quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non; tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ; tăng cường phối hợp, hướng dẫn cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ.
4.2. Biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông và tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo hướng dẫn của Bộ GDĐT sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm công khai, minh bạch, không độc quyền.
4.3. Thực hiện có hiệu quả Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
4.4. Đa dạng hóa nội dung, chương trình hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hướng dẫn kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp, gắn với trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kết hợp với thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trong việc giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.
4.5. Bảo đảm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục thể chất, y tế trường học; phát động phong trào học bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh; tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh; bảo đảm các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học.
4.6. Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc; tập trung nâng cao chất lượng và rà soát thực trạng phát triển của hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
5. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và các trình độ đào tạo
5.1. Triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu ngoại ngữ; khuyến khích triển khai cho trẻ làm quen với ngoại ngữ (tiếng Anh) ở các địa phương có nhu cầu và đủ điều kiện thực hiện; ưu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa các môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
5.2. Phát triển, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phổ thông và giáo viên dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ.
5.3. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh theo chuẩn đầu ra và ngay trong quá trình theo kết quả từng giai đoạn GDĐT.
5.4. Tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, ưu tiên bổ sung các trang thiết bị thiết yếu đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
5.5. Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dạy và học ngoại ngữ các cấp học và trình độ đào tạo.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học, NCKH và quản lý giáo dục
6.1. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý.
6.2. Triển khai mô hình giáo dục điện tử hướng tới xây dựng lớp học thông minh, trường học thông minh.
7. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo
7.1. Tăng cường quyền tự chủ cho các trường trong công tác quản lý giáo dục, xây dựng phát triển nhà trường.
7.2. Rà soát, hướng dẫn thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá thành lập và hoạt động của Hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục.
8. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
8.1. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài.
8.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục, đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài tại Phú Yên và hoạt động tư vấn du học.
9. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
9.1. Triển khai kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới, đặc biệt là lớp 1.
9.2. Bổ sung xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, trong đó chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
9.3. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn theo quy định.
10. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
10.1. Tham gia đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020, xác định phương hướng phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2021 - 2030 nhằm tạo nguồn tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
10.2. Gắn kết chặt chẽ phát triển GDĐT với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển.
II. Các nhóm giải pháp cơ bản
Để thực hiện hiệu quả 10 nhóm nhiệm vụ, toàn ngành cần triển khai 7 nhóm giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Từng bước xây dựng chính quyền điện tử ở cơ quan đơn vị; giải quyết nhanh, gọn các công việc với tinh thần: không để công việc tồn đọng cho ngày mai; cán bộ làm việc với tinh thần: trách nhiệm, nghĩa tình, tận tụy, công tâm.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, trách nhiệm của giáo viên
- Tăng cường giáo dục đạo đức nhà giáo và đạo đức học sinh thông qua các hoạt động dạy và học, hoạt động xã hội và phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội.
- Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và GV một cách hiệu quả, thiết thực.
- Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đức lối sống đối với cán bộ quản lý giáo dục và viên chức GV.
- Đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo chuẩn quy định bảo đảm thiết thực, khách quan, công bằng.
3. Huy động các nguồn lực đầu tư cho GDĐT
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển GDĐT giai đoạn 2019-2025.
- Thực hiện tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.
- Tham mưu các cấp chính quyền quan tâm đầu tư cho ngành GDĐT.
4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý văn bằng chứng chỉ, công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở GDĐT.
- Có kế hoạch kiểm tra lại các cơ sở giáo dục, các trung tâm ngoại ngữ, tin học để đánh giá đúng thực chất về chất lượng giáo dục, công tác quản lý, việc thành lập, việc công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và cố gắng thực hiện đúng quy định.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục theo kế hoạch và đột xuất.
- Giải quyết dứt điểm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
6. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng
- Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kịp thời các phong trào thi đua toàn ngành; có hình thức khen thưởng, nêu gương, nhân rộng gương điển hình.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Cụm thi đua, xây dựng chương trình, kế hoạch, quy chế tiêu chí thang bảng điểm cụ thể, phù hợp, thiết thực. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chú trọng các gương điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay để nhân rộng, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua giữa các đơn vị trong Cụm thi đua thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
- Xem xét đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm để đánh giá đúng thực chất năng lực cản bộ quản lý, giáo viên.
7. Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT
- Chủ động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục đào tạo để tạo sự ủng hộ sự nghiệp đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo hiện nay.
- Chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về giáo dục để tạo sự đồng thuận trong toàn ngành và xã hội.
- Phối hợp với thông tấn báo chí làm tốt công tác truyền thông nhằm nhân rộng những gương điển hình và khắc phục những hạn chế yếu kém trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp năm học 2019- 2020 của ngành Giáo dục tỉnh Phú Yên./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên
- 2Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 thực hiện nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong năm học 2019-2020 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định
- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 3Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 3043/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 về đôn đốc thực hiện tinh giản biên chế ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2019 về tăng cường huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 do Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 2268/CT-BGDĐT năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên
- 8Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 thực hiện nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong năm học 2019-2020 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk
- 10Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Phan Đình Phùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực