- 1Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Chỉ thị 19-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Chỉ thị 37-CT/TW năm 2014 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Hải Dương, ngày 27 tháng 8 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM VÀ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
Những năm gần đây, công tác giáo dục nghề nghiệp cho người lao động đã đạt được kết quả nhất định: Số lượng người tham gia đào tạo nghề nghiệp tăng; cơ sở vật chất, thiết bị từng bước được đầu tư, mua sắm; hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ để đào tạo 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; 12/12 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập để tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày một tăng góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác giáo dục nghề nghiệp; nhận thức về tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nghiệp còn hạn chế; việc phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người học...
Để đổi mới cơ bản, mạnh mẽ về nhận thức, quản lý phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động hiện nay và hội nhập quốc tế; thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra. Đồng thời nâng cao chất lượng và phát triển quy mô về giáo dục nghề nghiệp góp phần vào việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
a) Chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh sau khi được phê duyệt;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;
d) Hướng dẫn và tổ chức hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; hội thi tay nghề cho học sinh, sinh viên; hội thi thiết bị đào tạo tự làm các cấp;
e) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020”;
f) Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo phương châm gắn kết 3 nhà: Nhà Quản lý - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp;
g) Hàng năm, xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua việc khảo sát nhu cầu đào tạo và tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
h) Nghiên cứu xây dựng: Đề án “Củng cố, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030”;
i) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện các quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a) Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc đào tạo, chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tập trung tổ chức đào tạo cho lao động tại các xã xây dựng nông thôn mới;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định danh mục các nghề đào tạo, xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề nông nghiệp trong danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;
c) Xây dựng kế hoạch, nhu cầu học nghề và dự toán kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt;
d) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả về phân luồng học sinh sau tốt nghiệp đi học nghề theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và những thông tin quan trọng, cần thiết về công tác giáo dục nghề nghiệp.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; căn cứ vào công tác điều tra, cung cầu lao động, dự báo nhu cầu lao động:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
b) Tuyên truyền cho mọi người dân nắm rõ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người tham gia đào tạo nghề nghiệp; trách nhiệm và tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nghiệp;
c) Thực hiện chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đóng góp và tham gia đào tạo theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Có kế hoạch để đầu tư nâng cao năng lực trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các đơn vị trực thuộc;
e) Chủ động đề xuất với cơ quan chức năng giải thể hoặc sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc hoạt động không hiệu quả.
6. Đề nghị Đoàn TNCS HCM tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các hội viên nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ nghề nghiệp về giáo dục nghề nghiệp; nắm bắt nhu cầu đào tạo nghề nghiệp và việc làm của các hội viên; quan tâm, giúp đỡ các thành viên trong quá trình đào tạo nghề nghiệp và tìm việc làm.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
a) Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn quản lý;
b) Bố trí cán bộ đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn;
c) Chỉ đạo UBND cấp xã thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định;
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, để tổ chức đào tạo theo đúng cơ cấu lao động;
e) Có kế hoạch đầu tư kinh phí để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, chịu trách nhiệm về các hoạt động trong đó có hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc. Hằng năm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương để đào tạo nghề nghiệp cho người lao động trên địa bàn.
8. Các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (các cơ sở; giáo dục nghề nghiệp) và các cơ sở khác có tham gia giáo dục nghề nghiệp.
a) Căn cứ các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát các điều kiện liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp của đơn vị, trong đó tập trung chủ yếu vào các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ nhà giáo để xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại và lộ trình phát triển của đơn vị;
b) Tập trung đào tạo nguồn lao động chất lượng cao (trình độ cao đẳng, trung cấp) đảm bảo người học đủ năng lực đặc biệt là trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề để tham gia hoạt động sản xuất ra sản phẩm cho xã hội, đồng thời tham gia các hội thi tay nghề cấp tỉnh, cấp trung ương, khu vực ASEAN và hội thi tay nghề thế giới; hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh và toàn quốc; tập trung đào tạo các nghề để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Chủ động khảo sát nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của thị trường lao động và doanh nghiệp. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài tỉnh để tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động đảm bảo chất lượng và bố trí, giải quyết việc làm cho người học sau đào tạo;
d) Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động đào tạo, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách nhà nước.
9. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
a) Thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp;
b) Hàng năm cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu tuyển dụng, đào tạo lao động của doanh nghiệp mình theo ngành, nghề (số lượng theo trình độ và kỹ năng) cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Tăng cường phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh để tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiếp nhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hợp đồng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở khác có tham gia giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 2323/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phân luồng, tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3Quyết định 1405/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2018 về đẩy mạnh hợp tác giữa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2030
- 5Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2019 về kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 1Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Chỉ thị 19-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Chỉ thị 37-CT/TW năm 2014 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 6Chỉ thị 2323/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phân luồng, tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8Quyết định 1405/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 9Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2018 về đẩy mạnh hợp tác giữa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2030
- 10Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2019 về kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 12Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tăng cường nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực