- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 3Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 93/2009/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 1Quyết định 12/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 12/2013/CT-UBND về chấn chỉnh công tác vận động, tiếp nhận và quản lý các chương trình, dự án nhận nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (iNGOs) trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 2933/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần đến hết ngày 15/12/2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2013/CT-UBND | Đồng Xoài, ngày 25 tháng 07 năm 2013 |
Thời gian qua, cùng với các nguồn vốn đầu tư khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn đầu tư gián tiếp khác, qua nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là iNGOs) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giải quyết một phần vấn đề an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng của địa phương.
Tính đến thời điểm cuối tháng 4/2013, toàn tỉnh hiện có 11 chương trình, dự án sử dụng nguồn iNGOs đang hoạt động, chủ yếu trong các lĩnh vực y tế, khuyến nông, an toàn vệ sinh môi trường, phát triển khả năng sử dụng máy vi tính tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế việc quán triệt tiếp nhận triển khai thực hiện quản lý và sử dụng nguồn vốn vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định, quy trình của Quy chế đã được ban hành, đồng thời vẫn còn nhiều bất cập trong công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ như:
- Đa phần các nguồn viện trợ sau khi được đàm phán, ký kết, hoặc nguồn do các cơ quan Trung ương phân bổ về đều không được thực hiện đúng quy trình thẩm định, ban hành quyết định phê duyệt, phân công trách nhiệm quản lý, sử dụng, chế độ thực hiện báo cáo theo quy định tại Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND tỉnh. Do đó, các cơ quan được giao nhiệm vụ làm đầu mối vận động viện trợ, đầu mối thẩm định quản lý, sử dụng nguồn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh.
- Mặt khác, do không tuân thủ đúng nội dung quy định tại Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND nên hầu hết các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm tiếp nhận viện trợ nhưng không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ gửi về cơ quan quản lý đầu mối tham mưu UBND tỉnh báo cáo các cơ quan trung ương.
Để chấn chỉnh và làm tốt hơn công tác vận động tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Đối với công tác vận động, đàm phán, ký kết và tiếp nhận:
- Sở Ngoại vụ có trách nhiệm thay mặt UBND tỉnh thực hiện việc vận động, đàm phán, ký kết và tiếp nhận theo đúng quy định được nêu tại Điều 5 và Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND tỉnh.
- Trường hợp vượt quá thẩm quyền phân cấp, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
2. Đối với công tác tiếp nhận và quản lý, sử dụng:
a) Quy trình thực hiện đối với tiếp nhận nguồn viện trợ từ các cơ quan Trung ương phân bổ về cho địa phương (chương trình, dự án thành phần):
- Bước 1: Cơ quan, đơn vị sau khi nhận văn bản từ cơ quan Trung ương phân bổ chương trình, dự án về cho địa phương, phải làm văn bản báo cáo xin ý kiến tiếp nhận của UBND tỉnh.
- Bước 2: Văn phòng UBND tỉnh làm Phiếu gửi chuyển văn bản đề nghị tiếp nhận đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan đầu mối thẩm định tiếp nhận, quản lý và sử dụng).
- Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ.
- Bước 4: Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh có văn bản chấp thuận việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng.
b) Quy trình thực hiện đối với tiếp nhận nguồn viện trợ từ cá nhân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài:
- Bước 1: Sở Ngoại vụ, các sở, ban, ngành, đoàn thể khi có văn bản đề nghị viện trợ của cá nhân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài làm văn bản trình UBND tỉnh chấp thuận việc tiếp nhận (đính kèm toàn bộ hồ sơ, giấy tờ khác có liên quan).
- Bước 2: Văn phòng UBND tỉnh làm Phiếu gửi chuyển hồ sơ đề nghị tiếp nhận đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan đầu mối thẩm định tiếp nhận, quản lý và sử dụng).
- Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối thẩm định chương trình, dự án. Sau đó, tham mưu UBND tỉnh ra văn bản tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ theo đúng nội dung quy định tại Điều 10 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND tỉnh.
3. Trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị trong quá trình thực hiện:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh về quản lý và sử dụng các khoản viện trợ iNGOs trên địa bàn tỉnh. Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, sở có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Hướng dẫn tiếp nhận và lập hồ sơ các chương trình, dự án đã được bên tài trợ chấp nhận, trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc tham mưu các thủ tục giúp UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Chủ trì thẩm định và tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt các khoản viện trợ iNGOs được quy định tại Điều 13 của Quy chế quản lý;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách tỉnh hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện các khoản viện trợ iNGOs đã cam kết với bên tài trợ theo quy định của Luật Ngân sách;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các sở, ngành liên quan tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện nguồn viện trợ iNGOs trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong việc tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ iNGOs; kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai tiếp nhận và sử dụng viện trợ iNGOs.
b) Sở Tài chính:
- Tham mưu UBND tỉnh thống nhất quản lý về tài chính đối với viện trợ iNGOs theo quy định của Nhà nước;
- Hướng dẫn các đơn vị tiếp nhận viện trợ thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính viện trợ iNGOs;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách tỉnh hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện các khoản viện trợ iNGOs đã cam kết với bên tài trợ theo quy định của Luật Ngân sách.
c) Sở Ngoại vụ:
- Là cơ quan đầu mối trong quan hệ và vận động viện trợ iNGOs trên địa bàn tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đầu mối về quan hệ và vận động được quy định tại Quy chế quản lý;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến, vận động viện trợ iNGOs trên địa bàn tỉnh;
- Xem xét trình UBND tỉnh cấp thị thực cho người nước ngoài vào làm việc tại các chương trình, dự án viện trợ iNGOs trên địa bàn tỉnh;
- Chủ động đề xuất UBND tỉnh kêu gọi cứu trợ khẩn cấp khi có thiên tai hoặc trong trường hợp cần thiết theo chủ trương của tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ khác trong công tác quan hệ, vận động viện trợ iNGOs.
d) Công an tỉnh:
- Tham mưu UBND tỉnh những vấn đề liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực viện trợ iNGOs;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ iNGOs thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;
- Thực hiện việc quản lý xuất, nhập cảnh, cư trú đối với người nước ngoài làm việc trong các tổ chức iNGOs trên địa bàn tỉnh;
- Tiến hành các nhiệm vụ theo thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ iNGOs.
e) Sở Nội vụ: Hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về tôn giáo trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ iNGOs.
f) Sở Tư pháp: Thẩm định về nội dung, các chương trình, dự án viện trợ iNGOs trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.
g) Văn phòng UBND tỉnh:
- Tham mưu thẩm định và đề xuất kiến nghị về chính sách đối với các khoản viện trợ iNGOs thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh.
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế quản lý.
4. Trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Định kỳ 06 tháng và hàng năm, rà soát tổng hợp tham mưu UBND tỉnh thực hiện báo cáo tình hình hoạt động, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ iNGOs trên địa bàn tỉnh;
- Trên cơ sở chức năng là cơ quan đầu mối tham mưu tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động, quản lý và sử dụng nguồn iNGOs trên địa bàn tỉnh, sở có thẩm quyền đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan (hoặc Ban Quản lý chương trình, dự án) thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin (định kỳ và đột xuất) về tình hình hoạt động, triển khai của các chương trình, dự án đã được UBND tỉnh (cơ quan chủ quản) giao trực tiếp quản lý;
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với Công an tỉnh thông qua việc thông báo danh sách các tổ chức, các nguồn viện trợ và tình hình có liên quan cho Công an tỉnh biết để chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các hoạt động nghi vấn ảnh hưởng an ninh trật tự (khi có đề nghị, yêu cầu của Công an tỉnh).
b) Sở Ngoại vụ:
- Định kỳ 06 tháng và hàng năm, rà soát tổng hợp tham mưu UBND tỉnh thực hiện báo cáo tình hình vận động, đàm phán, ký kết và tiếp nhận nguồn iNGOs trên địa bàn tỉnh; tăng cường, đẩy mạnh công tác vận động, đàm phán ký kết và tiếp nhận các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của tỉnh.
- Trên cơ sở chức năng là cơ quan đầu mối tham mưu tổng hợp đánh giá tình hình vận động, đàm phán, ký kết và tiếp nhận nguồn iNGOs trên địa bàn tỉnh, sở có thẩm quyền đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan (hoặc Ban Quản lý chương trình, dự án) thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin (định kỳ và đột xuất) về tình hình tiếp nhận và triển khai của các chương trình, dự án đã được UBND tỉnh (cơ quan chủ quản) giao trực tiếp quản lý.
c) Ban Quản lý chương trình, dự án:
Xây dựng và gửi báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng và báo cáo năm cho chủ khoản viện trợ iNGOs, cơ quan chủ quản và UBND tỉnh theo đúng nội dung và thời gian được quy định tại khoản 1, Điều 25 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND tỉnh.
d) Chủ khoản viện trợ iNGOs:
- Xây dựng và gửi báo cáo 06 tháng và báo cáo năm cho cơ quan chủ quản, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban công tác về tổ chức iNGOs theo đúng nội dung và thời gian được quy định tại khoản 2, Điều 25 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND tỉnh.
- Xây dựng và gửi báo cáo kết thúc, chậm nhất không quá 06 tháng sau khi kết thúc thực hiện các khoản viện trợ iNGOs cho các cơ quan: Cơ quan chủ quản, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban công tác về các tổ chức iNGOs.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện cần bám sát quy định của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
- Trong quá trình thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức gặp khó khăn, vướng mắc liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ (Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Ngoại vụ) để được phúc đáp hoặc tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 20/CT-UB-NCVX năm 1996 về việc thực hiện quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ của các cá nhân, tổ chức phi chính phủ (Ngo) do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 35/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 2033/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch vận động nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sơn La năm 2013 - 2014
- 4Quyết định 2143/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tiếp nhận viện trợ Hiệp hội Bretagne-Việt Nam (Pháp) do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 2537/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tiếp nhận hàng viện trợ từ tổ chức Samaritan''s Purse (SPIR -Hoa Kỳ) do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7Quyết định 12/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 12/2013/CT-UBND về chấn chỉnh công tác vận động, tiếp nhận và quản lý các chương trình, dự án nhận nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (iNGOs) trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 8Quyết định 2933/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần đến hết ngày 15/12/2018
- 1Quyết định 12/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 12/2013/CT-UBND về chấn chỉnh công tác vận động, tiếp nhận và quản lý các chương trình, dự án nhận nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (iNGOs) trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 2933/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần đến hết ngày 15/12/2018
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Chỉ thị 20/CT-UB-NCVX năm 1996 về việc thực hiện quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ của các cá nhân, tổ chức phi chính phủ (Ngo) do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 4Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 93/2009/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Chỉ thị 35/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 2033/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch vận động nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sơn La năm 2013 - 2014
- 8Quyết định 2143/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tiếp nhận viện trợ Hiệp hội Bretagne-Việt Nam (Pháp) do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 2537/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tiếp nhận hàng viện trợ từ tổ chức Samaritan''s Purse (SPIR -Hoa Kỳ) do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Chỉ thị 12/2013/CT-UBND chấn chỉnh công tác vận động, tiếp nhận và quản lý chương trình, dự án nhận nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (iNGOs) trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 12/2013/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/08/2013
- Ngày hết hiệu lực: 20/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực