Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2003/CT-UB | Bến Tre, ngày 02 tháng 10 năm 2003 |
CHỈ THỊ
V/V TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003-2007 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg , Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (1998-2002) trên địa bàn tỉnh, nhìn chung lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh đã có sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Hội đồng phối hợp thực hiện công tác PBGDPL các cấp đã có những nỗ lực tích cực trong việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, biện pháp có hiệu quả. Từ đó đã góp phần trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, thực hiện tốt hơn các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân, nâng lên nhận thức pháp luật của đông đảo nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại như:
- Hoạt động phối hợp của Hội đồng phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh chưa chủ động, chặt chẽ nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp để thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn tỉnh đạt kết quả cao hơn. Hoạt động của Hội đồng phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số huyện còn yếu. Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở còn thụ động; một số cơ quan, đơn vị chưa xem công tác PBGDPL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh công tác chuyên môn của mình, thiếu sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác này.
- Nội dung, hình thức PBGDPL có nơi còn chưa thật sát hợp với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, chưa khai thác một cách có hiệu quả các hình thức PBGDPL khác. Chưa chú ý đến công tác tổng kết để kịp thời nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, nêu gương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL.
- Trình độ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở cơ sở.
- Nhằm tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình hiện nay; ngày 17.01.2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13-2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.
- Để triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 của Chính phủ, đồng thời phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những tồn tại trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Bến Tre trong thời gian qua, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới; Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ thị:
1) Hàng năm căn cứ vào Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 của Chính phủ và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của ngành mình, địa phương mình.
a) Đối với các ngành chức năng: việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành mình.
b) Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị và xã, phường, thị trấn: Phải xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật sát với tình hình thực tế ở địa phương. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp mình. Đảm bảo con người, kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Mở rộng, phát triển lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật như: báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên, trợ giúp pháp lý, thanh niên xung kích, cán bộ đoàn thể…
Hàng năm phải tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2) Các cơ quan: Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính – Vật giá giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ tại địa phương, cụ thể:
a) Đối với Sở Tư pháp:
Cần làm tốt hơn nữa vai trò là cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp thực hiện công tác PBGDPL tỉnh với trách nhiệm:
- Vào đầu quý I hàng năm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tiến hành sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện công tác PBGDPL của địa phương.
- Thực hiện tốt vai trò đầu mối phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các ngành, các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương; đề xuất biện pháp củng cố và phát huy thế mạnh của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong hoạt động PBGDPL; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh biên soạn tài liệu, đề cương phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn triển khai đến các cấp, các ngành, đặc biệt là cơ sở và cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật trong nhà trường; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; đôn đốc việc xây dựng Tủ sách pháp luật ở các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và thực hiện những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thị làm tốt việc tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng văn bản về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện trên địa bàn.
- Theo dõi và tổ chức thực hiện tốt việc đề xuất khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.
- Hàng năm, theo quy định của năm tài chính, có trách nhiệm lập kế hoạch dự trù kinh phí tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho Hội đồng phối hợp thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh và tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm thanh quyết toán các khoản chi theo đúng quy định tại Thông tư 156/1998/TT-BTC ngày 12-12-1998 của Bộ Tài chính.
b) Đốí với Sở Văn hóa – Thông tin:
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông của mình.
- Chỉ đạo việc tăng đầu sách, báo pháp luật trong các thư viện, phòng đọc công cộng; ưu tiên phát triển hệ thống truyền thanh cấp xã, cụm loa dân cư nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
- Chỉ đạo cơ quan Văn hóa – Thông tin các huyện, thị phối hợp với Phòng Tư pháp lồng ghép nội dung pháp luật vào hoạt động của các Đội văn hóa thông tin cơ sở, Trung tâm văn hóa thông tin, Nhà văn hóa...
c) Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo:
- Định kỳ vào dịp hè hàng năm, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các trường THCS, THPT, Cao đẳng, dạy nghề trong tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa lồng ghép với nội dung PBGDPL, giúp cho học sinh, sinh viên có điều kiện cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật. Vận động, tổ chức cho đội ngũ giáo viên, sinh viên, học sinh tham gia tốt các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh tổ chức.
d) Đối với Sở Tài chính – Vật giá:
- Tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách chi cho công tác PBGDPL theo tinh thần Thông tư số 156/1998/TT-BTC ngày 12-12-1998 (trong đó tại mục 111 đã mở tiểu mục 11 “chi tuyên truyền giáo dục pháp luật” theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07-11-1998 của Chính phủ).
- Chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động PBGDPL trên địa bàn và theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị.
3) Trong quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và phải gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành. Phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội để đảm bảo hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật đến các đối tượng.
UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm tinh thần Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các ngành, các cấp kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh để uốn nắn, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 537/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2009 đến năm 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án II thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012 theo Quyết định 37/2008/QĐ-TTg do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Quyết định 1198/QĐ-UBND năm 2008 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 31/2008/QĐ-UBND về chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 03/1998/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 156/1998/TT-BTC sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 537/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2009 đến năm 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án II thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012 theo Quyết định 37/2008/QĐ-TTg do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Quyết định 31/2008/QĐ-UBND về chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chỉ thị 12/2003/CT-UB về triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2003-2007 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 12/2003/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/10/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Cao Tấn Khổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra