Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THÀNH ỦY | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 11-CT/TU | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong những năm qua, công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố đã được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tình hình trật tự đô thị có chuyển biển tích cực; lòng, lề đường, vỉa hè được thông thoáng hơn, tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép lòng, lề đường, vỉa hè được các ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, tình hình trật tự đô thị vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập; hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đáp ứng nhu cầu, nhiều tuyến đường, tuyến phố tổ chức giao thông thiếu hợp lý, chưa khoa học, không đảm bảo vệ sinh môi trường; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán còn diễn ra; quảng cáo, rao vặt tùy tiện, nhiều nơi đường chưa thông, hè chưa thoáng, gây mất trật tự mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của tình trạng trên do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp chưa quyết liệt, thường xuyên, liên tục; công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong quản lý, xử lý các vi phạm trật tự đô thị chưa thống nhất, đồng bộ. Để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo:
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, sở, ban - ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức, trách nhiệm và tổ chức thực hiện.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, công nhân, đoàn viên, hội viên, người lao động, sinh viên, học sinh và nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật góp phần xây dựng trật tự kỷ cương, văn minh đô thị, thực hiện nếp sống văn hóa, không xả rác ra đường, không lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán không đúng quy định, thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ; gắn việc thực hiện trật tự đô thị với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, những quy định trong xây dựng gia đình, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa.
- Thống nhất trong nhận thức và hành động, từ công tác tuyên truyền, vận động đến kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị trong cấp ủy, chính quyền các cấp, các địa phương, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia quản lý trật tự đô thị; quán triệt, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đô thị trong thực thi công vụ. Xây dựng và thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan đảm bảo văn minh công sở; kịp thời khen thưởng, động viên những cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm trật tự đô thị, xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ vi phạm trong thực thi công vụ.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo đảm trật tự đô thị, khi để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về buôn bán lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè trên địa bàn quản lý.
2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố
- Chỉ đạo sở, ngành chức năng, ủy ban nhân dân quận, huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác quản lý vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trong đô thị; thực hiện quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè; triển khai việc kẻ vạch sơn, lắp đặt biển báo các khu vực vỉa hè cấm để xe, buôn bán và thông tin rộng rãi để có cơ sở giám sát và xử lý; ban hành danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống camera giám sát, quản lý ở những nơi thường xuyên vi phạm, phức tạp và khu vực các tuyến đường, đoạn đường, khu vực có thu phí.
- Chỉ đạo Công an thành phố tăng cường tổ chức kiểm tra, rà soát và có biện pháp giải quyết tình trạng xe ô tô dừng, đỗ không đúng nơi quy định, nhất là tại khu vực trung tâm thành phố, các tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc giao thông. Nghiên cứu, đề xuất quy định về bổ sung một số hình thức chế tài xử lý vi phạm dừng, đỗ xe trái phép.
- Chỉ đạo các cơ quan, trường học, cơ sở đào tạo, các bệnh viện, cơ sở y tế chủ động phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cổng cơ quan, trường học, bệnh viện; bố trí xe đưa đón nhân viên và học sinh; sắp xếp, bố trí khu vực nhà để xe, nơi đưa đón học sinh trong khuôn viên trường, khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế nhằm phục vụ nhu cầu người dân; nhắc nhở, không cho dừng, đậu xe dưới lòng đường gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự khu vực. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các bãi đậu xe cao tầng theo hình thức xã hội hóa; quy định về cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh gắn với điều kiện về phải đảm bảo bố trí chỗ đậu xe, không để ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt các trạm điện và công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan có diện tích chiếm dụng nhỏ, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến chức năng giao thông trên vỉa hè, đảm bảo mỹ quan đô thị.
3. Ban Thường vụ quận ủy, huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ quận, huyện đến phường, xã - thị trấn, khu phố, tổ dân phố tạo sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ cán bộ, nhân dân về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông. Quá trình lập, triển khai các kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè cần có phương án tổ chức lấy ý kiến của đại diện nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, chuyển biến tích cực và ủng hộ việc thiết lập trật tự đô thị.
- Chỉ đạo Công an, Đội quản lý trật tự đô thị, Chủ tịch ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để các điểm lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, nhất là các khu vực chợ tự phát, khu vực trước cổng trường, bệnh viện, các vị trí nhà chờ, điểm dừng chờ xe buýt và các vị trí có nguy cơ cao dễ dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp để phương tiện không đúng nơi quy định, không bảo đảm an toàn giao thông, ảnh hưởng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị; kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời tình trạng người ăn xin, buôn bán hàng rong, nạn chèo kéo khách du lịch, làm ảnh hưởng đến an toàn của du khách, an ninh trật tự; thực hiện thường xuyên công tác duy tu, sửa chữa và đầu tư, nâng cấp vỉa hè các tuyến đường, xử lý kịp thời những bất cập bảo đảm cho người bộ hành lưu thông an toàn trên địa bàn quản lý. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí các khu vực chợ, không để phát sinh tình trạng hợp chợ tự phát; di dời, tái bố trí tiểu thương, người dân buôn bán tại những khu vực quy định; yêu cầu các cá nhân, đơn vị trong quá trình hoạt động kinh doanh phải bố trí, sắp xếp chỗ đậu xe bảo đảm không lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự an toàn giao thông.
4. Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện đúng các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện pháp luật về giao thông đô thị; phê phán các hành vi vi phạm, kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông; cập nhật kịp thời các quy định, thông tin liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự lòng, lề đường và vệ sinh môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự đô thị; đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm phát huy hiệu quả sâu rộng đến từng đối tượng cụ thể.
5. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tiếp tục phát huy vai trò phản biện xã hội, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về trật tự đô thị, Luật giao thông đường bộ. Ban Thường vụ Thành Đoàn xây dựng đề án tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa mỹ quan đô thị tập trung vào đối tượng thanh niên, sinh viên, học sinh.
6. Đảng Đoàn Hội đồng nhân dân thành phố lãnh đạo Hội đồng nhân dân thành phố chỉ đạo các Ban Hội đồng nhân dân thành phố tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện.
| T/M BAN THƯỜNG VỤ |
- 1Quyết định 5621/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 Quyết định 3406/QĐ-UBND thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 8232/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2022 về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình thí điểm Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 3Quyết định 5621/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 Quyết định 3406/QĐ-UBND thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội
- 4Kế hoạch 8232/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2022 về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình thí điểm Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội
Chỉ thị 11-CT/TU năm 2017 về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 11-CT/TU
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/03/2017
- Nơi ban hành: Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Tất Thành Cang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra