- 1Chỉ thị 853/1997/CT-TTg về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 31/1999/CT-TTg về việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 308/VPCP-VI về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả do Văn phòng Chính phủ ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1007/CT-TCHQ | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI & CHỐNG THẤT THU THUẾ
Trong thời gian qua tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn và hình thức gian lận, xảy ra tại hầu hết các khâu, các lĩnh vực trong quá trình làm thủ tục Hải quan cụ thể như: Khai báo không đúng tên hàng, khai báo nhiều chủng loại hàng hóa với một tên hàng để áp mã có mức thuế suất thấp; làm giả C/O để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; khai báo không đúng trị giá thực thanh toán để gian lận trị trí; bán nguyên phụ liệu, thành phẩm ra thị trường nội địa đối với loại hình nhập khẩu đầu tư gia công, sản xuất – xuất khẩu để trốn thuế với số lượng lớn, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn khi nợ thuế ngân sách nhà nước; tình hình trên đã một phần ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước.
Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về các giải pháp kiềm chế lạm phát, nhập siêu; kiểm soát tăng giá, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại qua thuế, giá, chống nợ đọng, Tổng cục trưởng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong ngành thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Đối với Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a) Quán triệt tư tưởng cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị về tình hình phát triển kinh tế xã hội, những khó khăn, thách thức do sự biến động, ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, trách nhiệm và nghĩa vụ của ngành Hải quan đối với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, cần phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức và hành động của mỗi cán bộ công chức trong thực thi công việc góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
b) Thường xuyên chỉ đạo và tổ chức kiểm tra việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy trình, quy chế của Ngành và các văn bản pháp luật về hải quan tại tất cả các khâu nghiệp vụ, đơn vị nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, báo cáo theo quy định của Ngành.
c) Tăng cường công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, có biện pháp thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin cho các Chi cục hải quan cửa khẩu. Thực hiện cập nhật thông tin kịp thời bổ sung cho việc thực hiện quản lý rủi ro.
d) Tập trung chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động nghiệp vụ tại các Chi cục trực thuộc, đặc biệt lưu ý các nội dung sau:
- Áp mã số đối với những mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, hàng hóa áp mã chưa thống nhất giữa các Chi cục, kiểm tra tính xác thực của C/O và thực tế hàng hóa nhập khẩu đối với các lô hàng được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
- Tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với các nhóm hàng trọng điểm có thuế suất cao, kim ngạch lớn nhưng trị giá khai báo thấp như mặt hàng: ô tô du lịch, ô tô tải, ô tô bus (bao gồm cả xe cũ và xe mới); xe máy; …
- Kiểm tra định mức tiêu hao nguyên liệu thực tế; công tác thanh khoản hợp đồng gia công, sản xuất – xuất khẩu đối với loại hình gia công, sản xuất – xuất khẩu.
- Thực hiện phân loại nợ, xử lý, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các khoản nợ phát sinh trước ngày 01/07/2007 theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số: 17685/BTC-TCHQ ngày 28/12/2007. Kiên quyết không để nợ mới phát sinh đồng thời thực hiện theo đúng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế.
- Khâu quản lý rủi ro: Tăng cường kiểm tra các đối tượng lợi dụng luồng xanh để vi phạm pháp luật về hải quan trên cơ sở thường xuyên nắm thông tin, theo dõi, phân tích các đối tượng hủy tờ khai đã đăng ký với cơ quan Hải quan đồng thời thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra ngẫu nhiên đối với các tờ khai được phân vào luồng xanh, cập nhật thông tin và kết quả kiểm tra để toàn Ngành tham khảo.
- Chú trọng khâu kiểm tra phúc tập hồ sơ để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót trong khâu thông quan.
- Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan và doanh nghiệp đối với các mặt hàng trọng điểm, mặt hàng có thuế suất cao và doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm thường xuyên xin hủy tờ khai.
2. Đối với Thủ trưởng các Cục, Vụ và đơn vị tương đương thuộc cơ quan Tổng cục:
a) Tăng cường chỉ đạo đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc triển khai các hoạt động nêu tại điểm 1 trên đây. Kịp thời tham mưu, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, xây dựng các phương án kiểm tra, kiểm soát để chủ động thực hiện hoặc cung cấp thông tin cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành.
c) Vụ Giám sát quản lý phối hợp với các đơn vị chức năng để tăng cường kiểm tra công tác phân loại mã số hàng hóa thống nhất giữa các Cục hải quan địa phương trong toàn Ngành.
d) Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu tăng cường kiểm tra công tác tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu.
3. Nghiên cứu, đề xuất tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi cần thiết. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố với nhau; giữa Cục Hải quan tỉnh, thành phố với các Vụ, Cục chuyên môn thuộc cơ quan Tổng cục để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại gây thất thu thuế; thông báo trong toàn Ngành và tổ chức rút kinh nghiệm để có biện pháp kiểm tra phù hợp.
4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng dưới các hình thức trao đổi thông tin trong hoạt động kiểm hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng như trong hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phổ biến các văn bản pháp luật về Hải quan để nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật về Hải quan của doanh nghiệp.
5. Định kỳ hàng tháng, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị qua báo cáo tháng về Văn phòng Tổng cục để tổng hợp báo cáo Tổng cục trưởng.
6. Chỉ thị này được quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức trong ngành Hải quan. Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này trước ngày 25/4/2008. Đơn vị, cá nhân nào không nghiêm túc thực hiện chỉ thị này, để xảy ra hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và thất thu thuế trên địa bàn quản lý của mình thì tùy mức độ phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 2715/TCT-TNCN năm 2016 chỉ đạo thực hiện Kế hoạch kiểm tra chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, ăn uống, dịch vụ do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Chỉ thị 1040/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2020 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Chỉ thị 215/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 7169/TCHQ-ĐTCBL năm 2020 về tăng cường công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép gia súc, sản phẩm động vật qua biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 1873/TCT-TTKT năm 2022 về tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Chỉ thị 853/1997/CT-TTg về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 31/1999/CT-TTg về việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 308/VPCP-VI về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn số 17685/BTC-TCHQ về việc thực hiện Luật quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 2715/TCT-TNCN năm 2016 chỉ đạo thực hiện Kế hoạch kiểm tra chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, ăn uống, dịch vụ do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Chỉ thị 1040/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2020 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Chỉ thị 215/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 7169/TCHQ-ĐTCBL năm 2020 về tăng cường công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép gia súc, sản phẩm động vật qua biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 1873/TCT-TTKT năm 2022 về tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
Chỉ thị 1007/CT-TCHQ năm 2008 về tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1007/CT-TCHQ
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/04/2008
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lê Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực