- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công điện 778/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh do Thủ tướng Chính phủ điện
- 6Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 10 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ NÂNG CAO CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN; CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG LINH HOẠT, GÓP PHẦN PHỤC HỒI NHANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngành Y tế là ngành có sứ mệnh đặc biệt trong chăm lo sức khỏe Nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và phát triển bền vững đất nước. Thời gian vừa qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đặc biệt là sự nỗ lực rất lớn của toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cơ bản khống chế dịch COVID-19, làm tiền đề để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tích đạt được, vẫn còn nhiều bất cập về thể chế, chính sách đối với ngành Y tế; y tế cơ sở, y tế dự phòng, thiết bị y tế chưa đáp ứng yêu cầu; thu nhập, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn chưa phù hợp; vẫn còn tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế ở một số cơ sở y tế... Bên cạnh đó, dịch COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với ngành Y tế và cả hệ thống chính trị.
Nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/9/2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác y tế, nhất là tại các Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI. Cần phải xem công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân là công việc chung của toàn hệ thống chính trị với nòng cốt là ngành Y tế, cần quan tâm đầu tư, dành nhiều thời gian chỉ đạo, nguồn lực hơn, tích cực hỗ trợ ngành Y tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. Phát huy tinh thần đoàn kết; càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải đoàn kết. Tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhất là của người đứng đầu, người có thẩm quyền trong thực hiện các nhiệm vụ của ngành, địa phương về công tác y tế, trước hết là trong phòng, chống dịch COVID-19.
- Triển khai công tác có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Xác định những việc quan trọng, cấp bách, cần giải quyết ngay; bảo đảm thực hiện tốt những công việc thường xuyên; ứng phó hiệu quả với những vấn đề phát sinh; có lộ trình, kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các nhiệm vụ trung hạn và dài hạn. Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt. Các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
- Tiếp tục tập trung, quyết liệt chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và các nội dung về y tế trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ động, sẵn sàng cho mọi tình huống, không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đồng bộ 3 trụ cột chống dịch là xét nghiệm, cách ly, điều trị; thực hiện nghiêm 2K (khẩu trang, khử khuẩn) vắc xin thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân các biện pháp khác. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiêm vắc xin trên địa bàn.
- Quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới lề lối làm việc, kỷ cương, kỷ luật hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính (tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp); nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt liên quan tới lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp dược trong nước (Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ), nhất là các dự án, chương trình trọng điểm ưu tiên kêu gọi đầu tư; thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhất là về thuốc, vắc xin, sinh phẩm.
- Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các sở, ngành liên quan trong chức năng, quyền hạn của mình chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tham mưu tháo gỡ kịp thời các khó khăn, bất cập trong chính sách y tế, trước mắt là các vấn đề về mua sắm, đấu thầu, bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí bảo hiểm y tế; khẩn trương tổ chức mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 05/9/2022 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
2. Sở Y tế
- Tập trung quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động tiếp tục xem trọng và đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết. Làm việc phải thực chất, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Mỗi công chức, viên chức, người lao động đều khắc ghi và hành động theo lời dạy của Bác Hồ và 12 điều y đức; không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, làm giàu y lý, nâng cao y thuật.
- Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, nắm chắc diễn biến dịch bệnh; chịu trách nhiệm việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch, trước mắt tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
- Chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân và chịu trách nhiệm theo thẩm quyền trước các quy định của Đảng, Nhà nước nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế.
- Triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ; bảo đảm vận hành hiệu quả hệ thống khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện, chăm sóc toàn diện người bệnh và nâng cao sự hài lòng của người bệnh ở các tuyến. Phát triển các kỹ thuật y khoa chuyên sâu; phát huy lợi thế y học cổ truyền, kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe. Tiếp tục thực hiện việc đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; có giải pháp, chương trình nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho tuyến cơ sở, nhất là trạm y tế, phát triển mô hình bác sĩ gia đình.
- Tổ chức rà soát, kiện toàn đội ngũ, nâng cao năng lực ngành Y tế, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) bảo đảm nguồn nhân lực để vận hành, khai thác sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tránh lãng phí.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế (khám, chữa bệnh từ xa, thực hiện các thủ tục trên môi trường mạng, kết nối cơ sở cung ứng thuốc, hồ sơ sức khỏe, làm sạch dữ liệu tiêm chủng...); đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt liên quan tới lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, tham khảo kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý thuốc, trang thiết bị y tế; phát triển công nghiệp dược, trang thiết bị y tế.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Cục quản lý thị trường và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, bảo đảm chất lượng thuốc, quản lý giá thuốc theo quy định, ngăn ngừa và xử lý nghiêm thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế.
- Phối hợp Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện tự chủ các cơ sở y tế, bảo đảm thu nhập của nhân viên y tế; tiếp tục thực hiện lộ trình bao phủ bảo hiểm y tế gắn với bảo đảm quyền lợi của người dân.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đặc biệt là thông tin về tình hình và biện pháp phòng, chống dịch, tiến độ tiêm vắc xin... để toàn xã hội đồng thuận, tham gia.
3. Sở kế hoạch và đầu tư:
Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát các quy định về xã hội hóa, hợp tác công - tư, phát triển y tế tư nhân theo phương thức tiếp cận phát triển ngành Y tế một cách tổng thể, toàn diện cả y tế công lập và y tế tư nhân.
4. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của ngành Y tế theo các chế độ, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện theo quy định về ngân sách nhà nước.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Chủ trì giải quyết đối với các vướng mắc, khó khăn trong thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền, đặc biệt đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo báo cáo quyết toán năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi đơn vị được Cơ quan bảo hiểm xã hội giám định theo quy định tại khoản 2, Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế; đối với các vướng mắc, khó khăn do cơ chế, chính sách thì tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chủ trì, giải quyết.
6. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền theo tinh thần “truyền thông chủ động, đi trước” để toàn xã hội đồng thuận, tham gia thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đặc biệt là thông tin về tình hình và biện pháp phòng, chống dịch, tiến độ tiêm vắc xin; kịp thời phản bác, đấu tranh chống các luận điệu, thông tin xấu độc; khẳng định sự nỗ lực, thành quả rất cơ bản của toàn Ngành Y.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp và Nhân dân tiếp tục đồng hành, quan tâm, chia sẻ, ủng hộ ngành Y tế, góp phần đưa ngành Y tế phát triển nhanh và bền vững, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ cao cả chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2022 về kiểm tra, giám sát công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân năm 2023 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Quyết định 3302/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 4Quyết định 2075/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án “Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”
- 5Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2022 hướng dẫn toàn dân tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực, phòng, chống bệnh tật giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Đề án 7245/ĐA-UBND năm 2022 về Phát triển thể thao quần chúng với việc nâng cao sức khỏe, cải thiện thể trạng người dân thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 7Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- 8Kế hoạch 58/KH-UBND thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020-2025” năm 2024
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công điện 778/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh do Thủ tướng Chính phủ điện
- 6Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2022 về kiểm tra, giám sát công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân năm 2023 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 8Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Quyết định 3302/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 10Quyết định 2075/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án “Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”
- 11Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2022 hướng dẫn toàn dân tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực, phòng, chống bệnh tật giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Đề án 7245/ĐA-UBND năm 2022 về Phát triển thể thao quần chúng với việc nâng cao sức khỏe, cải thiện thể trạng người dân thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 13Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- 14Kế hoạch 58/KH-UBND thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020-2025” năm 2024
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 20/10/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực