Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 07 tháng 5 năm 2021 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR) và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các Sở, ngành chức năng quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo nhiều chuyển biến tích cực, diện tích rừng bị thiệt hại giảm so với những năm trước, ý thức của người dân, sự chủ động của chính quyền địa phương các cấp, các chủ rừng được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật Lâm nghiệp nói chung, vi phạm về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR tại các địa phương trong tỉnh vẫn tiềm ẩn mối nguy cơ rất cao, có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, nhất là trong thời điểm hiện nay nắng nóng đang tiếp tục diễn biến khó lường.
Để chủ động ứng phó trước những mối nguy cơ tiềm ẩn tác động đến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Nhiệm vụ chung:
1. Tiếp tục quán triệt cho toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể Nhân dân tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ; Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc để rừng bị phá, bị cháy, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý hoặc để xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân cấp dưới thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương; vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR; khuyến khích động viên Nhân dân tham gia đấu tranh, ngăn chặn và tố giác các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; chú trọng việc phát hiện, nêu gương điển hình trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về Lâm nghiệp; khuyến khích sự chủ động, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, khu vực; tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) cho đến khi có hướng dẫn mới của cấp thẩm quyền; phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cho từng thành viên và tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm nguy cơ phá rừng, cháy rừng cao.
- Quản lý chặt chẽ việc phát đốt nương rẫy, xử lý thực bì sau khai thác rừng trồng đảm bảo an toàn, có kiểm soát; xây dựng và thực hiện có hiệu quả phương án huy động các lực lượng tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý; duy trì, thông suốt hệ thống thông tin (số điện thoại của Trưởng Ban Chỉ đạo, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, thủ trưởng đơn vị); duy tu, bảo dưỡng các công trình, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ PCCCR hiện có; bố trí lực lượng thường trực bảo vệ rừng và PCCCR suốt 24/24 giờ, nhất là trong thời gian nắng nóng cao điểm, ngày nghỉ, ngày lễ để kịp thời ứng cứu theo phương châm “04 tại chỗ”, giảm thiểu thiệt hại do phá rừng, cháy rừng gây ra.
- Tập trung chỉ đạo ngành chức năng có liên quan và UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, tổ chức kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; đẩy nhanh tiến độ lập và tổ chức thực hiện Kế hoạch giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp trên địa bàn; triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung liên quan tại Công văn số 736/UBND-NNTN ngày 23/02/2021 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn có hiệu quả việc tái lấn chiếm đất rừng phòng hộ mà người dân đã cam kết khai thác cây Keo, trả lại đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh để phát triển rừng.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị các điều kiện cần thiết, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương để triển khai thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh và các Chương trình, Đề án về lâm nghiệp khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định: Số 523/QĐ-TTg và số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021; hỗ trợ trang bị cho lực lượng Kiểm lâm sở tại Flycam, các dụng cụ, thiết bị hiện đại khác để phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng, chữa cháy rừng và một số nhiệm vụ khác của địa phương.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về Lâm nghiệp nói chung, công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn tỉnh nói riêng; triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án huy động các lực lượng tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh và các nội dung liên quan tại Công văn số 736/UBND-NNTN ngày 23/02/2021 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng và PCCCR.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả Đề án trồng một tỷ cây xanh và các Chương trình, Đề án về lâm nghiệp khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-TTg, số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; rà soát, hoàn chỉnh cơ cấu 03 loại rừng sát với tình hình thực tế phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của tỉnh làm cơ sở để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát; xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn lực, kể cả nguồn xã hội hóa để triển khai công tác trồng rừng, phục hồi rừng không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm đối với diện tích người dân cam kết trả lại cho Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, buôn bán lâm sản, động vật rừng trái pháp luật; tăng cường phối hợp, hỗ trợ các địa phương, chủ rừng kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn trọng điểm, thời gian cao điểm, vụ việc phức tạp; kiểm tra đôn đốc việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR của các địa phương và chủ rừng; cập nhật kịp thời số liệu, diễn biến thời tiết từ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh để thông tin cấp dự báo cháy rừng, nhắn tin cảnh báo hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chỉ đạo các Chủ rừng nhóm II xây dựng, bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng và PCCCR theo đúng quy định pháp luật; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về bảo vệ rừng và PCCCR; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trên lâm phần quản lý.
e) Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị này, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan tại Công văn số 736/UBND-NNTN ngày 23/02/2021 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án cụ thể giải quyết những trường hợp người dân sản xuất ổn định trong diện tích quy hoạch rừng phòng hộ; xử lý triệt để việc cấp GCNQSD đất chồng lấn quy hoạch phòng hộ; rà soát, hoàn chỉnh cơ cấu 03 loại rừng đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của tỉnh.
d) Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí kịp thời, đầy đủ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR; đảm bảo kinh phí từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương và vốn đối ứng ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện các chương trình, Đề án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Ngãi:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các chuyên mục, bản tin về bảo vệ rừng và PCCCR trên sóng phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo điện tử; khi dự báo cháy rừng cấp IV, cấp V phải liên tục thông tin, cảnh báo cháy rừng hàng ngày trên các phương tiện báo, đài của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố để các chủ rừng, Nhân dân biết chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng.
e) Công an tỉnh:
- Chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp giữa các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Đối với các vụ phá rừng, cháy rừng xảy ra gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng, cần chủ động lập án điều tra, đấu tranh ngăn chặn tội phạm đốt rừng, hủy hoại rừng để kịp thời xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục, phòng ngừa và răn đe chung.
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn hướng dẫn, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng và chính quyền địa phương; kiểm tra an toàn về PCCCR; tổ chức diễn tập chữa cháy rừng các cấp theo kế hoạch và sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng tại các địa phương khi có yêu cầu.
- Thực hiện tốt Quy chế phối hợp đã ký kết trong công tác quản lý bảo
vệ rừng, PCCCR.
f) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản; thực hiện tốt Quy chế phối hợp đã ký kết; sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh.
g) Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh:
Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên cập nhật kết quả
quan trắc về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, kết hợp dự báo của cơ quan Trung ương để kịp thời xác định, đưa tin cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác phòng ngừa, ứng phó cháy rừng kịp thời.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức
chính trị - xã hội tỉnh:
Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp; kịp thời biểu dương, khen thưởng “người tốt việc tốt” trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Kế hoạch 124/KH-UBND về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố Hà Nội năm 2021
- 3Kế hoạch 1597/KH-UBND triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2021
- 4Quyết định 15/2021/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng, phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 6Quyết định 44/2021/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; phát triển, sử dụng rừng và quản lý lâm sản; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2021-2022 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 1Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 434/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 6Quyết định 523/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 524/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 124/KH-UBND về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố Hà Nội năm 2021
- 9Kế hoạch 1597/KH-UBND triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2021
- 10Quyết định 15/2021/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng, phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 11Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 12Quyết định 44/2021/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; phát triển, sử dụng rừng và quản lý lâm sản; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 13Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2021-2022 do tỉnh Lai Châu ban hành
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra