Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Long An, ngày 09 tháng 05 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất, cũng như việc chấp hành quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên, có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kết quả rà soát, đánh giá thì hiện nay công tác quản lý nhà nước cũng như việc chấp hành pháp luật của tổ chức cá nhân về khai thác tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc xem xét giải quyết hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất chưa được thống nhất; khai thác không phép; không lập hồ sơ khai thác (trong đó có cả trường hợp đã được cấp giấy phép thăm dò); không gắn đồng hồ đo lưu lượng khai thác,...làm ảnh hưởng đến hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước, không kiểm soát được nguồn nước dưới đất...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại nêu trên do chính sách pháp luật về tài nguyên nước ban hành trong thời gian gần đây quy định theo hướng mở rộng quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; do thiếu sự tập trung, phối hợp trong công tác quản lý của các cấp các ngành; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa được chú trọng…
Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, khắc phục những tồn tại hạn chế thời gian qua, UBND tỉnh yêu cầu các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An thực hiện các công việc như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sớm hoàn thành dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng vùng cấm, hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Long An” làm cơ sở để UBND các cấp có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước; giải quyết hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất.
- Tham mưu UBND tỉnh giải quyết hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đơn vị đã có quyết định hay chủ trương thỏa thuận địa điểm đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Không tham mưu UBND tỉnh giải quyết hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với khu vực đã có đường ống cấp nước của đơn vị cấp nước có khả năng cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, kể cả trường hợp đã được cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước trước đây nhưng nay đã có đường ống cấp nước tập trung.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện đóng bít miệng giếng hoặc trám lấp giếng khoan hiện có, yêu cầu ngưng hoạt động khai thác nước dưới đất đối với tổ chức, cá nhân có công trình, giếng khoan đang khai thác nước dưới đất nằm trong khu vực đã có đường ống cấp nước của đơn vị cấp nước có khả năng cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; đồng thời yêu cầu phải đấu nối, sử dụng nguồn cấp nước tập trung.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật về khai thác tài nguyên nước dưới đất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm.
- Các trường hợp đặc biệt khác, khi tiếp nhận hồ sơ thăm dò, khai thác nước dưới đất, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thống nhất, sau đó báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương trước khi trình UBND tỉnh giải quyết hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất.
2. UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An
- Theo địa bàn quản lý, chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND cấp xã tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên nước dưới đất; tuyên truyền phổ biến pháp luật về khai thác tài nguyên nước dưới đất sâu rộng đến mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
- Rà soát, thống kê các đơn vị khai thác nước dưới đất trên địa bàn, tùy theo quy mô khai thác, đối tượng mà yêu cầu lập thủ tục cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất, thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất hoặc thực hiện đóng bít miệng giếng, trám lấp giếng theo quy định hiện hành.
- Không giải quyết hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất đối với khu vực đã có đường ống cấp nước của đơn vị cấp nước có khả năng cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, kể cả trường hợp đã được cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước trước đây nhưng nay đã có đường ống cấp nước tập trung.
3. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan
3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tăng cường mời gọi đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, ưu tiên cho các dự án cấp nước từ nguồn nước mặt; đồng thời đôn đốc và đẩy nhanh tiến độ đối với các dự án cấp nước đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
3.2. Sở Xây dựng: Tổ chức điều tra, rà soát và điều chỉnh quy hoạch cấp nước cho các khu đô thị, dân cư và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng đấu nối cấp nước giữa các nhà máy nước và đường ống cấp nước chung trên địa bàn tỉnh.
3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng và triển khai quy hoạch cấp nước sạch ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển giếng cấp nước tập trung; nâng cao công suất cấp nước và đường ống cấp nước từ các giếng khoan hiện có; có giải pháp tích trữ nước ngọt bằng nhiều hình thức (như dụng cụ trữ nước, ao, hồ thủy lợi, đập tràn,...) để đáp ứng nhu cầu sử dụng và bổ sung, tái tạo nguồn nước dưới đất..
3.4. Sở Y tế: Phối hợp UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn nước cấp của các nhà máy, trạm cấp nước trên địa bàn theo quy định của Bộ Y tế.
3.5. Sở Khoa học và Công nghệ: Đầu tư, nghiên cứu công nghệ xử lý nước mặt để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước cho sinh hoạt từ các nguồn nước mặt hiện có trên địa bán tỉnh. Nghiên cứu xử lý nước từ các hầm khai thác đất sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất.
3.6. Cục Thuế tỉnh: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thu nộp thuế tài nguyên nước theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
3.7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Báo Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước, đưa tin phản ảnh kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; đồng thời biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách pháp luật về tài nguyên nước.
3.8. Công ty Cổ phần cấp thoát nước Long An: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước mặt từ kênh Rạch Chanh - Nguyễn Văn Tiếp sớm đưa vào hoạt động để cung cấp nước sinh hoạt cho đô thị thành phố Tân An và các khu vực lân cận.
Theo chỉ đạo trên, các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An nghiêm túc triển khai thực hiện.
Chỉ thị này thay thế Công văn số 2503/UBND-NN ngày 22/7/2010 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Long An./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 23/2006/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Chỉ thị 03/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 10/2016/QĐ-UBND về đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 6Quyết định 11/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Chỉ thị 23/2006/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Chỉ thị 03/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 10/2016/QĐ-UBND về đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 6Quyết định 11/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý khai thác tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Đỗ Hữu Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra