Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 17 tháng 7 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC LẬP HỒ SƠ VÀ NỘP LƯU HỒ SƠ, TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN
Sau khi Luật Lưu trữ có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2012), công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nền nếp; vai trò của công tác văn thư, lưu trữ được nhận thức đúng đắn. Việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan ngày càng được quan tâm, từ đó giá trị tài liệu lưu trữ được phát huy góp phần đảm bảo bí mật nhà nước và kịp thời cung cấp thông tin phục vụ tốt cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chú trọng đúng mức về công tác này, đặc biệt là chưa thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan. Nguyên nhân chính là do nhận thức về trách nhiệm và việc tuân thủ các quy định của pháp luật văn thư, lưu trữ còn hạn chế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; công chức, viên chức chưa có thói quen lập hồ sơ trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc được giao; tình trạng không lập hồ sơ và không nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các ngành, các cấp trong tỉnh, nhất là ở cấp cơ sở dẫn đến hồ sơ, tài liệu lưu trữ còn bị tích đống, phân tán, chưa được thu thập đầy đủ; việc tra cứu, khai thác, sử dụng tài liệu ở Lưu trữ cơ quan chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan và ảnh hưởng đến công tác lựa chọn những hồ sơ, tài liệu có giá trị nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử để bảo quản và phục vụ khai thác theo quy định.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên nhằm thực hiện nghiêm Luật Lưu trữ năm 2011; Nghị định 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ; Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và các văn bản khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí cho việc chỉnh lý tài liệu tồn đọng, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các hội, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai Luật Lưu trữ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác này.
b) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ hiện hành của cơ quan và các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
c) Chỉ đạo Chánh Văn phòng (Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính) hoặc người được giao trách nhiệm tham mưu ban hành Danh mục hồ sơ cơ quan hàng năm theo hướng dẫn tại Thông tư 07/2012/TT-BNV; đồng thời, thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn công tác lập hồ sơ sau khi triển khai Danh mục hồ sơ đến cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đảm bảo cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức khi xử lý công việc phải thực hiện được kỹ năng “Lập hồ sơ” và khi kết thúc công việc phải “Nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan” để quản lý theo quy định.
d) Xem việc quán triệt, tổ chức thực hiện công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan là một trong những tiêu chí để đánh giá và bình xét thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Xử lý trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và các cá nhân không nghiêm túc tổ chức triển khai và thực hiện công tác này.
đ) Bố trí người trực tiếp làm văn thư, lưu trữ phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định. Trường hợp chuyên ngành khác phải qua lớp đào tạo, bồi dưỡng và có chứng chỉ nghiệp vụ văn thư, lưu trữ theo quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
e) Đảm bảo đủ phòng kho để bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu lưu trữ; mua sắm các trang thiết bị như: Giá, hộp cattong, bìa hồ sơ...phục vụ cho công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan đúng quy định.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
a) Căn cứ Thông tư 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ để hướng dẫn cụ thể hoá công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, đồng thời phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Theo dõi, đôn đốc và tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan của cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Hàng năm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân của cơ quan, đơn vị, địa phương có thành tích xuất sắc trong công tác văn thư, lưu trữ.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
Hàng năm cân đối ngân sách, bố trí kinh phí đảm bảo cho các hoạt động của công tác văn thư, lưu trữ theo Điều 39 của Luật Lưu trữ, trong đó ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện chỉnh lý tài liệu; cải tạo, nâng cấp phòng kho lưu trữ để bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu tại các Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm cho công tác văn thư, lưu trữ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ đặc biệt là công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các hội, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 456/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Danh mục thành phần tài liệu nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 2153/QĐ-UBND năm 2013 về Danh mục nguồn tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử thành phố Hồ Chí Minh (Chi Cục Văn thư - Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ)
- 3Quyết định 45/2011/QĐ-UBND quy định về khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử của tỉnh Bắc Kạn
- 6Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 về lập và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8Quyết định 49/2002/QĐ-UB về danh mục số 1 các cơ quan trong tỉnh là diện nộp lưu hồ sơ tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Bình Phước
- 9Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 đẩy mạnh công tác lập hồ sơ và nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 1Luật lưu trữ 2011
- 2Thông tư 07/2012/TT-BNV hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị định 01/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật lưu trữ
- 4Quyết định 456/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Danh mục thành phần tài liệu nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 2153/QĐ-UBND năm 2013 về Danh mục nguồn tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử thành phố Hồ Chí Minh (Chi Cục Văn thư - Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ)
- 6Quyết định 45/2011/QĐ-UBND quy định về khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan do tỉnh Sơn La ban hành
- 8Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử của tỉnh Bắc Kạn
- 9Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 về lập và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan do tỉnh Phú Yên ban hành
- 10Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử do tỉnh Thái Bình ban hành
- 11Quyết định 49/2002/QĐ-UB về danh mục số 1 các cơ quan trong tỉnh là diện nộp lưu hồ sơ tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Bình Phước
- 12Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 đẩy mạnh công tác lập hồ sơ và nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra