Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2007/CT-TTg | Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Đây là một đạo luật thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nam và nữ; đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước ta trong việc cụ thể hóa và thực hiện các Điều ước quốc tế về quyền con người và bình đẳng giới mà nước ta là thành viên.
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, nhân dân về Luật Bình đẳng giới và chuẩn bị các điều kiện triển khai thi hành Luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung làm tốt những việc sau đây:
I. TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Giao Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới trong phạm vi cả nước; hướng dẫn các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện thông tin, giáo dục Luật Bình đẳng giới có hiệu quả, thiết thực và phù hợp với từng đối tượng.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức cho cán bộ, công chức học tập Luật Bình đẳng giới trong cơ quan; hướng dẫn, theo dõi việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương; xây dựng định hướng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi quản lý nhà nước đến năm 2020.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ủy ban Dân tộc chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, phù hợp mục tiêu bình đẳng giới.
4. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng giới thiệu Luật Bình đẳng giới, đa dạng hóa các hình thức truyền thông vận động xã hội tìm hiểu về Luật này.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giao dục Luật Bình đẳng giới cho cán bộ, công chức thuộc quyền và nhân dân địa phương; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới đến người dân ở xã, phường, thị trấn.
II. RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH; XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHÙ HỢP VỚI MỤC TIÊU BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực quản lý để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới, các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới và chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới.
Vệc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật phải được hoàn thành trước ngày 31/12/2007.
2. Từ nay đến trước ngày 1/7/2007, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng để trình Chính phủ:
a) Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bình đẳng giới (trong đó có nội dung phân công cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới) trình Chính phủ trong tháng 5/2007;
b) Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, trình Chính phủ trước ngày 31/5/2007.
3. Từ sau ngày 1/7/2007:
a) Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng Nghị định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới (trong đó có nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật), trình Chính phủ cuối năm 2007;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu xây dựng và ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới và xây dựng chỉ số phát triển giới quốc gia và vùng;
c) Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nghiên cứu và xây dựng và triển khai thực hiện đề án thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới qua các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác;
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện đề án tích hợp giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường, bảo đảm có hiệu quả, thiết thực.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
2. Giao Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới và Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 986/BGDĐT-TCCB báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới và văn bản hướng dẫn Luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 1392/QĐ-LĐTBXH năm 2016 Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 5875/QĐ-BGDĐT năm 2016 Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 1666/LĐTBXH-TCCB hướng dẫn hoạt động năm 2017 và báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 1726/LĐTBXH-BĐG năm 2017 báo cáo nhanh kết quả 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Công văn 986/BGDĐT-TCCB báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới và văn bản hướng dẫn Luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 1392/QĐ-LĐTBXH năm 2016 Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 5875/QĐ-BGDĐT năm 2016 Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 1666/LĐTBXH-TCCB hướng dẫn hoạt động năm 2017 và báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 1726/LĐTBXH-BĐG năm 2017 báo cáo nhanh kết quả 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Chỉ thị 10/2007/CT-TTg thi hành Luật Bình đẳng giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 10/2007/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/05/2007
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 312 đến số 313
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra