Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2001/CT-BYT | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2001 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ.
Trong những năm qua, kể từ khi hệ thống Thanh tra Nhà nước về Y tế được thành lập, các địa phương, đơn vị đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra góp phần vào công tác quản lý của ngành. Tuy nhiên, hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập. Lực lượng Thanh tra Y tế còn thiếu nhiều ở cả Trung ương và địa phương, năng lực công tác của một số cán bộ thanh tra còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao; tình hình vi phạm các quy định của pháp luật về Y tế vẫn còn phổ biến, việc xử lý các trường hợp vi phạm ở nhiều nơi chưa nghiêm, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về y tế chưa cao.
Căn cứ “Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Y tế nhằm làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Y tế trong tình hình mới, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương thực hiện các yêu cầu về công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể như sau:
1. Kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường cán bộ và điều kiện làm việc phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
1.1 Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế hiện có của cơ quan Bộ Y tế, Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Thanh tra Bộ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc bố trí, tăng cường số lượng cán bộ tại Thanh tra Bộ, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
1.2 Để từng bước nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, đảm bảo cho Thanh tra Y tế có đủ năng lực thực hiện các chức năng của thanh tra Nhà nước và thanh tra chuyên ngành y tế theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra, Điều lệ Thanh tra Nhà nước về Y tế, Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Thanh tra Bộ và Trường Đại học Y tế Công cộng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra Y tế.
1.3 Giám đốc Sở Y tế các tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của địa phương có trách nhiệm bố trí hợp lý, tăng cường cán bộ cho Thanh tra Sở Y tế; chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) bố trí cán bộ làm công tác thanh tra y tế chuyên trách hoặc kiệm nhiệm; kiện toàn mạng lưới cộng tác viên thanh tra từ Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh và Trung tâm Y tế huyện; tăng cường đầu tư trang thiết bị và kinh phí, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với Thanh tra viên và cán bộ thanh tra.
1.4 Tại mỗi đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phải bố trí cán bộ làm công tác Thanh tra giúp Thủ trưởng đơn vị trong việc tự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao và giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định tại "Qui chế công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan Y tế" ban hành kèm theo Quyết định số 2442/2001/QĐ-BYT ngày 25/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế.
2.1 Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế tỉnh có nhiệm vụ là đầu mối tập hợp và xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm; tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan và phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khám, chữa bệnh, dược (bao gồm cả trang thiết bị y tế), vệ sinh (bao gồm cả chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vắc xin, sinh phẩm, hoá chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế) của các tổ chức, công dân, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho cơ sở. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với Thanh tra Sở Y tế tỉnh, ngoài việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ hướng dẫn các chuyên viên quản lý Nhà nước về Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Y tế trên địa bàn theo phân cấp quản lý được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 về việc "Tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh").
2.2 Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ phải thường xuyên tổ chức và thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị thuộc quyền quản lý; phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của Thanh tra Nhà nước về Y tế, Thanh tra của Thủ trưởng, thanh tra nhân dân và công tác kiểm tra của Đảng nhằm kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
3. Trách nhiệm thi hành.
3.1 Các đồng chí Vụ trưởng, Cục trưởng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định thuộc lĩnh vực do Vụ, Cục quản lý; phối hợp với Thanh tra Bộ trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về Y tế.
3.2 Thanh tra Bộ Y tế ngoài việc thực hiện quyền thanh tra theo quy định của pháp luật có trách nhiệm tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Thanh tra Sở Y tế và Thanh tra của Thủ trưởng của các đơn vị; phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra nhân dân của các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3.3 Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo về Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 3Quyết định 5925/QĐ-BYT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2019
- 1Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 3Quyết định 5925/QĐ-BYT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2019
- 1Nghị định 12/2001/NĐ-CP về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 2Quyết định 2442/2001/QĐ-BYT về "Quy chế công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan Y tế " do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chỉ thị 10/2001/CT-BYT về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 10/2001/CT-BYT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/09/2001
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Nguyên Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra