- 1Quyết định 25/2010/QĐ-UBND về quy định chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Nghị quyết 131/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Quyết định 31/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 3 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Thực hiện Nghị quyết số 131/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 18 quy định chức danh, số lượng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát, quy hoạch, sáp nhập thôn, tổ dân phố có quy mô phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng ở cơ sở.
Sau một năm thực hiện, nhiều đơn vị đã triển khai thực hiện đúng quy trình, dân chủ, công khai, được nhân dân đồng tình: đã sáp nhập được trên 200 thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ; đã tham mưu ban hành chỉ thị của cấp ủy, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện của UBND cấp huyện và đề án ở cơ sở, gắn việc sáp nhập với kiện toàn, sắp xếp tổ chức cán bộ ở thôn, tổ dân phố nên hiệu quả hoạt động tăng lên. Tiêu biểu là huyện Can Lộc đã hoàn thành cơ bản việc sáp nhập thôn, tổ dân phố toàn huyện trong năm 2011; huyện Thạch Hà đã sáp nhập được ở 13 xã giảm được 53 thôn; huyện Cẩm Xuyên sáp nhập được ở 4 xã giảm được 18 thôn; các huyện Kỳ Anh, Hương Khê và thành phố Hà Tĩnh đã chỉ đạo thực hiện ở một số xã.
Tuy nhiên, đến nay kết quả đạt được rất thấp, tiến độ chậm so với yêu cầu; một số huyện chỉ đạo thiếu tập trung, chưa kiên quyết, chưa đồng bộ, nhất là công tác tuyên truyền vận động, khảo sát lập đề án, tổ chức chỉ đạo thực hiện nên tỷ lệ sáp nhập còn thấp, có đơn vị mới sáp nhập được 1 đến 2 xã. Thậm chí các huyện như Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh đến nay chưa thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh nghiêm khắc phê bình và yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã nêu trên kiểm điểm nghiêm túc và triển khai thực hiện kịp thời các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh.
Để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác sáp nhập thôn, tổ dân phố đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:
1. Các huyện, thành phố, thị xã;
- Thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã về sáp nhập thôn, tổ dân phố; Tham mưu ban hành chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của cấp ủy; xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện của UBND cấp huyện và chỉ đạo xây dựng đề án cấp xã theo hướng sau khi tổ chức lại phải có quy mô thôn, tổ dân phố trên 100 hộ. Kịp thời triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết số 131/2010/NQ- HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 18; Quyết định 25/2010/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy định chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và Kế hoạch số 75/KH-SNV ngày 24/2/2011 của Sở Nội vụ về việc soát xét, cơ cấu, quy hoạch lại mạng lưới thôn, tổ dân phố nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết phải quy hoạch, sắp xếp lại thôn, tổ dân phố.
- Khảo sát thực trạng quy mô thôn, tổ dân phố để bổ sung đề án cho phù hợp thực tế. Đề án sắp xếp phải được cấp ủy, HĐND cấp xã ra Nghị quyết, lấy ý kiến của nhân dân theo quy chế dân chủ. UBND cấp xã lập hồ sơ trình UBND cấp huyện kiểm tra, thẩm định, trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ). Thủ tục, hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 11 - Quyết định số 31/2009/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và Kế hoạch số 75/KH-SNV của Sở Nội vụ, Thời gian sáp nhập thôn, tổ dân phố ở các đơn vị hoàn thành chậm nhất là ngày 30/9/2012.
- Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố phải gắn với bố trí cán bộ đủ năng lực, trình độ, tín nhiệm, nhiệt tình, trách nhiệm để sau khi sáp nhập thôn, tổ dân phố đi vào hoạt động bình thường, phấn đấu các thôn, tổ dân phố có chi bộ Đảng, không có chi bộ sinh hoạt ghép.
2. Sở Nội vụ:
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã thống kê, soát xét, quy hoạch sáp nhập thôn, tổ dân phố theo đúng quy định của pháp luật và các quy định của chỉ thị này.
- Tổng hợp hồ sơ, thẩm định trình UBND tỉnh quyết định về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố.
- Sau khi tổ chức sáp nhập xong trong toàn tỉnh, căn cứ vào tình hình cụ thể, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất chế độ chính sách cho cán bộ thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tế.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét ban hành chế độ chính sách cho cán bộ thôn, tổ dân phố.
4. Sở Xây dựng:
Hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã trong việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch, sáp nhập thôn, tổ dân phố, chỉnh trang các khu dân cư nông thôn. Hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả tiêu chí chuẩn hóa trụ sở xã và công trình phụ trợ theo quy chuẩn của Trung ương.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh;
Phối hợp chỉ đạo, tuyên truyền, vận động các tổ chức và hội viên của mình ở các địa phương về quy hoạch sáp nhập thôn, tổ dân phố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2015 về sáp nhập, chia tách, thành lập thôn mới, tổ dân phố mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2016 về sáp nhập, hợp nhất và đổi tên thôn, tổ dân phố của xã, phường, thị trấn thuộc huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 3507/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Quyết định 25/2010/QĐ-UBND về quy định chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Nghị quyết 131/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Quyết định 31/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh
- 4Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2015 về sáp nhập, chia tách, thành lập thôn mới, tổ dân phố mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2016 về sáp nhập, hợp nhất và đổi tên thôn, tổ dân phố của xã, phường, thị trấn thuộc huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 3507/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2012 về việc tăng cường chỉ đạo sáp nhập thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 09/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/03/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Võ Kim Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực