- 1Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 2Chỉ thị 29/2001/CT-TTg về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 09/CT-UB | Yên bái, ngày 17 tháng 6 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH.
Thực hiện Pháp lệnh số 02/1998/PL-CT-TTg BTVQH 10 ngày 26/ 02/1998 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Chỉ thị số 29/2001/CT-TTg ngày 30/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Trong những năm qua nhiều Sở, Ban, Ngành, Địa phương, các tổ chức và nhân dân đã chủ động, tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có.
Thời gian qua đã có nhiều đơn vị làm tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần quản lý tốt kinh phí hành chính sự nghiệp, xây dựng cơ bản, quản lý tài sản công thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên có nơi, có lúc vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý trong chi tiêu, mua sắm tài sản đắt tiền, chưa thật sự cần thiết, sử dụng kinh phí kém hiệu quả. Việc tổ chức lễ hội, kỷ niệm ngày thành lập, đón nhận danh hiệu, thi đua, hội nghị … còn mang tính hình thức, tốn kém, gây lãng phí về thời gian và kinh phí.
Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết là do Lãnh đạo các đơn vị, địa phương, cấp uỷ Đảng các cấp chưa thật sự quan tâm, chưa có biện pháp phù hợp và tuyên truyền sâu rộng để toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình, cấp mình quản lý cùng thi đua thực hiện. Việc kiểm tra chấn chỉnh các sai phạm chưa thường xuyên dứt điểm và chưa có biện pháp xử lý thích đáng.
Để khắc phục tình trạng trên và nhằm đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách trong thời gian tới. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên bái yêu cầu:
Thủ trưởng đơn vị, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội trên phạm vi toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các nội dung sau :
1. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển : thực hiện việc xây dựng cơ bản phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và trình tự xây dựng cơ bản. Đảm bảo chuẩn bị tốt công tác đầu tư, lập kế hoạch, dự toán, giám sát chặt chẽ công tác thi công xây dựng công trình. Xử lý kịp thời những vướng mắc, tồn tại để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng thi công công trình, quyết toán công trình. Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, Thủ trưởng các đơn vị trong việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Những quyết định của người đứng đầu địa phương, thủ trưởng ngành không đúng các quy định thì phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Trong lĩnh vực chi thường xuyên :
- Chấp hành nghiêm chỉnh dự toán chi ngân sách hàng năm đã được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí trong dự toán phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao. Không xin bổ sung ngoài dự toán, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng do thiên tai, bão lũ, nhiệm vụ cấp bách, đột xuất …
- Tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng tài sản công : Thủ trưởng các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quản lý hành chính hiện hành, tiết kiệm các chi phí tiếp khách, hội nghị, tổng kết, đón nhận huân chương, kỷ niệm ngày thành lập …cụ thể như sau:
+ Về mua sắm, sử dụng tài sản công và tiết kiệm chi phí hành chính : Căn cứ vào các tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản, trang bị phương tiện làm việc để lập kế hoạch mua sắm cho phù hợp hoạt động của đơn vị, đúng tiêu chuẩn, định mức, tránh lãng phí, mua sắm tài sản chưa thật cần thiết. Việc mua sắm phải thực hiện theo quy định của Nhà nước : Theo quy chế đấu thầu, mua sắm bằng nguồn hàng trong nước … sử dụng nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình kiến trúc, sử dụng ô tô, xe máy công, điện thoại phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Không dùng xe ô tô cơ quan, điện thoại cơ quan để phục vụ cho công việc cá nhân. Thực hiện tiết kiệm trong việc sử dụng sách báo, đồ dùng văn phòng, tiết kiệm nước, điện thắp sáng trong giờ làm việc cũng như giờ nghỉ, ngày nghỉ. Thủ trưởng các đơn vị khoán chi hành chính có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh đề án và định mức chi tiêu nội bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo việc công khai dân chủ cho mọi cán bộ, công nhân viên trong cơ quan biết và giám sát thực hiện.
Phần tiết kiệm trong chi tiêu của các đơn vị được phép sử dụng theo cơ chế tài chính đối với các đơn vị khoán chi theo Quyết định 192/CP và các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 10/CP của Chính phủ. Đối với các đơn vị vi phạm trong việc chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thì Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định hiện hành.
+ Nghiêm cấm các đơn vị tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí và dùng công quỹ để biếu, tặng … Việc sử dụng quỹ tiền thưởng được trích theo chế độ phải được công khai danh sách thưởng và mức thưởng để toàn thể công chức được biết.
3- Tổ chức thực hiện:
- Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành tiến hành rà soát lại các khoản chi tiêu của cơ quan ngành mình; những khoản chi tiêu nào chưa phù hợp cần chỉnh sửa cho phù hợp. Những trường hợp sử dụng ô tô, điện thoại, báo chí... chưa đúng đối tượng, chưa đúng tiêu chuẩn cần được chấn chỉnh lại.
- Để gương mẫu đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí các cơ quan như văn phòng các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp cần chủ động thực hiện các yêu cầu đặt ra của chỉ thị này. Cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm tổng hợp các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu gửi cho các đơn vị thuộc cấp mình quản lý để làm căn cứ thực hiện và tăng cườngkiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí. Kho bạc nhà nước các cấp có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán của các đơn vị theo dự toán, đảm bảo các nội dung chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn và hợp pháp. Cương quyết không thanh toán những khoản chi sai chế độ, không đúng dự toán.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và người đứng đầu các tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức và thực hiện chỉ thị này, triển khai xây dựng chương trình trong đơn vị mình, cấp mình quản lý để thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng quý lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện tiết kiệm gửi về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng gửi báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính./.
Nơi nhận : | CHỦ TỊCH UBND TỈNH YÊN BÁI |
- 1Quyết định 2602/2005/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, thời gian lao động và trong sản xuất, tiêu dùng của nhân dân do UBND tỉnh An Giang ban hành
- 2Công văn số 4336/UBND-TM của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và trụ sở làm việc
- 3Quyết định 3227/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động về Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015
- 4Quyết định 1839/2007/QĐ-UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 611/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Yên Bái ban hành
- 6Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 2602/2005/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, thời gian lao động và trong sản xuất, tiêu dùng của nhân dân do UBND tỉnh An Giang ban hành
- 2Công văn số 4336/UBND-TM của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và trụ sở làm việc
- 3Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 4Chỉ thị 29/2001/CT-TTg về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 7Quyết định 3227/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động về Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015
- 8Quyết định 1839/2007/QĐ-UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ thị 09/CT-UB năm 2004 về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách do tỉnh Yên Bái ban hành
- Số hiệu: 09/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/06/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Phùng Quốc Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/06/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực