Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2010/CT-UBND | Bắc Kạn, ngày 07 tháng 5 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Trong quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh Sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007; Pháp lệnh Sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, các ngành chức năng và người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đã có nhiều cố gắng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực của đời sống, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi tích hợp pháp của cá nhân và tổ chức .
Tuy nhiên việc xử lý hành chính của các cơ quan và người có thẩm quyền xử lý hành chính vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nhiều hành vi vi phạm hành chính không được phát hiện kịp thời, bỏ qua không xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý không nghiêm minh, công tác kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền chưa được thường xuyên. Việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền đấu giá của tỉnh trong thời gian qua chưa được thực hiện nghiêm túc.
Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện tốt những nội dung sau:
1. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính.
Giao Sở Tư pháp tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tập hợp, in ấn phát hành rộng rãi tài liệu tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu áp dụng pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính; tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ thuộc quyền các quy định về trình tự, thủ tục trong việc kiểm tra, lập biên bản, hồ sơ và Quyết định xử lý vi phạm hành chính nhằm đảm bảo các vụ việc vi phạm hành chính được xử lý đúng thẩm quyền, nguyên tắc, quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm trình tự, thủ tục, quy định về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương.
3. Yêu cầu Chánh Thanh tra các sở, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và cá nhân khác có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện đúng quy trình xử lý vi phạm hành chính đồng thời có các biện pháp thực sự hiệu quả để kịp thời phát hiện làm rõ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Không bỏ qua bất cứ hành vi vi phạm hành chính nào xảy ra đã phát hiện tại địa phương, có cách thức xử lý ngay khi phát hiện vi phạm, không để đến khi vi phạm xảy ra hậu quả mới xử lý.
Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý cơ quan, đơn vị phát hiện kịp thời có biện pháp phối hợp và thông báo đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý để thụ lý, giải quyết; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời hoàn tất hồ sơ vụ việc chuyển đến đúng cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý.
Nghiêm cấm việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che cho các hành vi vi phạm hành chính.
4. Đối với những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có Quyết định tịch thu trong thời hạn quy định phải thực hiện chuyển giao để bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm giảm thiểu sự lãng phí và tăng thu ngân sách.
Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, rà soát những vụ việc có tịch thu tang vật, phương tiện để có giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tình trạng thất thoát, hư hỏng, gây thất thu ngân sách.
5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp kinh phí hỗ trợ công tác kiểm tra về xử lý vi phạm hành chính.
6. Giao Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính tại các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Nhận được Chỉ thị này yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện. Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả xử lý vi phạm hành chính và công tác kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của ngành, địa phương mình về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp - cơ quan có nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật).
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2368/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành từ 01/01/1997 đến 31/12/2013
- 2Quyết định 1091/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 10/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tỉnh Hải Dương
- 4Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2007
- 2Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 4Quyết định 1091/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Quyết định 10/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tỉnh Hải Dương
- 6Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Chỉ thị 09/2010/CT-UBND về nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 09/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/05/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Trương Chí Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra