Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2006/CT-UBND | Hạ Long, ngày 27 tháng 02 năm 2006 |
CHỈ THỊ
"VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT"
Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm luật theo quy định tại Nghị định Số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã đạt được một số kết quả, góp phần tích cực trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, nâng cao chất lượng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh còn những tồn tại: nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước của địa phương chưa được tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời; còn xẩy ra phổ biến là ghi số, ký hiệu của quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt vào thể thức của văn bản quy phạm pháp luật và ngược lại, gây nên sự nhầm lẫn về tính chất pháp lý của văn bản; một số công văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật chưa được phát hiện, xử lý....
Để tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới theo của Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1/ Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:
a) Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình ban hành văn bản ở địa phương;
b) Kịp thời xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ở địa phương ban hành; kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế những quy định trong các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra;
c) Đề cao kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; không được căn cứ vào tính đặc thù của địa phương mà ban hành văn bản trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
d) Kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đủ công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất để làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được giao, hình thành được đội ngũ công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản cho phòng tư pháp các địa phương;
đ) Bố trí kinh phí, trang thiết bị làm việc và các điều kiện đảm bảo khác cho công tác kiểm tra; từng bước tin học hoá hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của địa phương;
e) Sáu tháng và hàng năm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp. Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp có văn bản hướng dẫn mẫu báo cáo cụ thể.
f) Nghiêm chỉnh thực hiện quy định về việc gửi văn bản quy phạm pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, trong đó văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân cấp huyện phải được gửi đến Sở Tư pháp để thực hiện việc kiểm tra theo thẩm quyền.
2/ Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và xây dựng dự thảo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các ngành có liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực và địa bàn có nhiều bức xúc;
c) Đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm tra văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức và cộng tác viên làm công tác kiểm tra văn bản thuộc phòng tư pháp các địa phương;
d) Tổ chức thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Đẩy mạnh công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 135/2005/NĐ-CP;
đ) Lập kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tổ chức kiểm tra rà soát văn bản tại các Sở, ban, ngành, nhằm chấn chỉnh và khắc phục tình trạng: văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật, văn bản không đúng thể thức, thẩm quyền phân cấp theo quy định pháp luật do Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ban hành.
3/ Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có trách nhiệm:
a) Tự tổ chức rà soát các văn bản do mình ban hành để chấn chỉnh tình trạng: văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật, văn bản không đúng thể thức, thẩm quyền phân cấp theo quy định pháp luật;
b) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu;
c) Sở Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đảm bảo cho việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương theo đúng quy định của Thông tư số 109/2004/TTLT-BTC-BTP ngày 17/11/2004 của liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
d) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng Sở Tư pháp chỉ đạo và kiểm tra việc kiện toàn tổ chức, biên chế công chức làm công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại các huyện, thị xã, thành phố;
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh mới kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: | T/M UBND TỈNH QUẢNG NINH |
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy chế kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn quận Bình Thạnh
- 2Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Nghị quyết 36/2012/NQ-HĐND quy định nội dung chi và mức chi công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 1Chỉ thị 32/2005/CT-TTg về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 3Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy chế kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn quận Bình Thạnh
- 5Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Nghị quyết 36/2012/NQ-HĐND quy định nội dung chi và mức chi công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chỉ thị 09/2006/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- Số hiệu: 09/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/02/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Vũ Nguyên Nhiệm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/03/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra