- 1Quyết định 132/2002/QĐ-TTg về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 35/2023/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2023
- 3Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2006/CT-UBND | Đà Lạt, ngày 04 tháng 8 năm 2006 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
Nhằm hạn chế tình trạng chuyển nhượng, cho thuê đất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc dẫn đến các hộ thiếu đất sản xuất, ảnh hưởng đến tình hình ổn định, phát triển kinh tế xã hội trong vùng đồng bào dân tộc; ngày 28/5/1998, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-UB V/v ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê trái phép quyền sử dụng đất trong vùng đồng bào dân tộc.
Qua 8 năm triển khai Chỉ thị, nhìn chung các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã nghiêm túc thực hiện và đã đạt được kết quả nhất định; hạn chế một phần tình trạng chuyển nhượng, cho thuê đất trái phép của các hộ đồng bào dân tốc dẫn đến thiếu đất sản xuất.
Tuy nhiên tình hình chuyển nhượng, cho thuê trái phép quyền sử dụng đất trong vùng đồng bào dân tộc vẫn còn xảy ra phổ biến với những diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong công tác phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc và ảnh hưởng đến kết quả của các dự án do Nhà nước đầu tư như Chương trình 327, chương trình xã điểm, phương án giải quyết đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất theo Quyết định số 132/QĐ-TTg , Quyết định 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...
Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là: giá đất sản xuất ngày càng tăng tác động đến các hộ đồng bào sang nhượng đất cho các đối tượng khác; tình trạng dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến tăng nhanh dẫn đến áp lực về đất sản xuất; song chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan như: công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc làm chưa tốt; chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã chưa làm hết trách nhiệm và chưa nghiêm trong việc quản lý, phát hiện và xử lý các trường hợp không được phép sang nhượng; chưa có quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê đất trái phép...
Để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng nêu trên, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện,thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt (sau đây gọi chung là cấp huyện) tập trung thực hiện tốt các công việc sau đây:
1. Thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước nhằm hạn chế tình trạng chuyển nhượng, cho thuê đất trong vùng đồng bào dân tộc:
1.1 UBND cấp huyện, cấp xã kiên quyết không cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất đối với diện tích đất ở, đất sản xuất được nhà nước bố trí theo các chương trình, dự án của nhà nước, đất lấn chiếm bất hợp pháp từ đất lâm nghiệp, đất công do Nhà nước quản lý và các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp dưới mức bình quân chung của địa phương. Chỉ cho phép chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp thuộc một số trường hợp như: Các hộ không còn nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phân chia tài sản cho con cái, do ly hôn, thừa kế, các hộ có đất sản xuất cao hơn mức bình quân tại địa phương, có nhu cầu chuyển nhượng một phần diện tích để đầu tư thâm canh, trả nợ ngân hàng, cần kinh phí để cho con đi học hoặc mục đích khác...(Theo quy định của UBND tỉnh về các trường hợp được phép chuyển nhượng, cho thuê).
1.2. Các doanh nghiệp trong nước khi thuê đất của các hộ đồng bào dân tộc để triển khai các dự án đầu tư thì phải có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh và doanh nghiệp phải tiếp nhận, đào tạo giải quyết việc làm cho lao động của các hộ đồng bào dân tộc.
1.3. Việc chuyển nhượng, cho thuê đất nêu trên phải lập đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật đất đai: đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đủ điều kiện chuyển nhượng, cho thuê và phải lập hồ sơ chuyển nhượng, cho thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Khi sang nhượng, cho thuê đất các hộ có văn bản cam kết gửi UBND cấp xã, UBND huyện nơi có đất (kèm trong hồ sơ chuyển nhượng) không yêu cầu nhà nước bố trí thêm đất sản xuất sau khi chuyển nhượng, cho thuê.
UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm tổng hợp các trường hợp này để làm cơ sở cho việc quản lý và xét cấp đất cho các hộ khi triển khai các chương trình của nhà nước.
1.4. Trường hợp các hộ đồng bào dân tộc không đủ điều kiện nhưng vẫn sang nhượng, cho thuê đất trái phép (chuyển nhượng, cho thuê đất mà không lập thủ tục theo quy định hiện hành) thì UBND cấp huyện, UBND cấp xã phối hợp với các Đoàn thể, Mặt trận để giáo dục vận động, thuyết phục bên mua và bên bán hoàn trả lại đất, tiền chuyển nhượng, tiền thuê đất cho nhau. Nếu đã vận động nhưng không chấp hành thì UBND cấp xã ban hành quyết định xử phạt hành chính bên bán, cho thuê theo quy định của pháp luật đất đai; đồng thời báo cáo UBND cấp huyện ban hành quyết định thu hồi đất(không bồi thường cho bên nhận chuyển nhượng, thuê đất) và bổ sung quĩ đất này vào quĩ đất công do UBND cấp xã quản lý.
2. Trách nhiệm của các ngành, địa phương:
2.1. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt:
- Phối hợp chặt chẽ với mặt trận, đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền pháp luật đất đai, đến toàn thể cán bộ các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn; tập trung tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc để hiểu đúng chủ trương, quan điểm của Nhà nước trong việc quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc là: Các biện pháp quản lý đất đai của Nhà nước nhằm hạn chế tình trạng sang nhượng, cho thuê đất không đúng quy định dẫn đến các hộ thiếu đất sản xuất chứ không ngăn cấm, hạn chế các quyền của người sử dụng đất.
- Tiếp tục xây dựng các giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc; nắm bắt tổng hợp diện tích đất sản xuất, đất ở của từng hộ đồng bào dân tộc (trên cơ sở tổng hợp từ hồ sơ địa chính) để làm cơ sở quản lý đất đai, bố trí thêm đất sản xuất và đất ở, thu hồi đất của người mua...Thường xuyên kiểm tra UBND các xã, phường, thị trấn về việc triển khai thực hiện các quy định nêu trên; đồng thời kiên quyết xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức cố tình làm trái, tiếp tay trong việc chuyển nhượng, cho thuê đất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc.
- Định kỳ hàng tháng, hàng quí tổng hợp tình hình chuyển nhượng, cho thuê đất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc báo cáo về UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định quy định về chuyển nhượng, cho thuê đất trong vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để triển khai thực hiện Chỉ thị này.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt xử lý, giải quyết dứt điểm những trường hợp chuyển nhượng, cho thuê đất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc. Đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp tăng cường quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc nêu tại Chỉ thị này.
- Hàng quí, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp tình hình chuyển nhượng, cho thuê đất trong vùng đồng bào dân tộc báo cáo UBND tỉnh.
2.3. Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai các chương trình mục tiêu của Nhà nước như giải quyết đất sản xuất, đất ở, giao đất giao rừng; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong vùng đồng bào dân tộc nhằm ổn định và phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc.
Quản lý nhà nước về đất đai trong vùng đồng bào dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 28/CT-UB ngày 28/5/1998 của UBND tỉnh./-
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2008 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 750/2009/QĐ-UBND quy định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Cạn ban hành
- 3Chỉ thị 08/2010/CT-UBND về tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Chỉ thị 01/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Chỉ thị 28/CT-UB năm 1998 ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê trái phép quyền sử dụng đất trong vùng đồng bào dân tộc do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 35/2023/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường
- 7Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2023
- 8Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Chỉ thị 28/CT-UB năm 1998 ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê trái phép quyền sử dụng đất trong vùng đồng bào dân tộc do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 35/2023/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường
- 3Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2023
- 4Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 132/2002/QĐ-TTg về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2008 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 5Quyết định 750/2009/QĐ-UBND quy định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Cạn ban hành
- 6Chỉ thị 08/2010/CT-UBND về tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Chỉ thị 01/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do tỉnh Hà Nam ban hành
Chỉ thị 09/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 09/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/08/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/08/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực